Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
GIỚI THIỆU PHÁP BẢO – THANH VĂN TẠNG ĐỢT II
Tác giả: HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP

LỄ CUNG NGHINH PHÁP BẢO – THANH VĂN TẠNG ĐỢT II

 

“Hạnh phúc thay đức Phật ra đời
Hạnh phúc thay chánh pháp tuyên dương
Hạnh phúc thay tăng-đoàn hòa hợp
Hạnh phúc thay bốn chúng cùng tu.”

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

- Pháp Bảo thậm thâm vi diệu do Đức Thế Tôn thiện thuyết trong suốt 45 năm hoằng hóa, đã đánh bạt đi các tà thuyết giáo điều từng giam hãm con người trong nô lệ tinh thần, khơi dậy trí tuệ hàm tàng của tất cả chúng sinh, mang lại công bằng xã hội và niềm an vui chân thật cho loài người;

- Dù là Kinh điển do Đức Thế Tôn tuyên thuyết trong suốt thời gian Ngài trụ thế, nhưng phải kể đến công ơn to lớn của 500 Thánh đệ tử Phật trùng tuyên và kết tập lần đầu tại thạch động Kỳ Xà Quật sau 3 tháng kể từ ngày đức Thế Tôn nhập Vô Dư Niết Bàn. 

Lần thứ 2 sau ngày Ngài Nhập Diệt 100 năm với 60 vị A La Hán suy tôn ngài Revata, một vị Thánh giả làu thông Phật ngôn làm chủ tọa. 

Lần thứ 3 sau 218 năm với sự kết tập của hơn 1000 Tôn giả dưới sự bảo trợ của Hoàng đế Ashoka. Trưởng lão chủ trì cuộc kết tập này là Tôn giả - Mục-Kiền-Liên-Tử Đế-Tu. 

cuộc kết tập lần thứ 4, khoảng 400 năm sau ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn với sự vân tập của hơn 500 Thánh giả A-La-Hán dưới sự bảo trợ của vị hoàng đế Phật tử Kaniska – 2 vị tôn giả đứng đầu chủ trì cho cuộc kết tập này là Thánh tăng Hiếp Tôn Giả và tôn giả Thế Hữu.

Đặc biệt, cuộc kết tập lần này mới có văn tự. Từ cuộc kết tập này hai bộ phái Nam truyền và Bắc truyền được hình thành. Kinh điển thuộc văn hệ Pàli được truyền sang các nước Phật giáo phương Nam (Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào và Campuchea v.v…), nên gọi là Nam truyền. Kinh điển thuộc văn hệ Sankrist được truyền sang các nước Phật giáo phương Bắc (A-Phú-Hãn, Mông Cổ, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Triều Tiên và Việt Nam v.v…), nên gọi là Bắc truyền. Và cũng từ lần kết tập này vua Kaniska sai thợ đúc đồng đỏ thành lá mỏng để chép lại ba bộ luận:

1) Bộ luận “Ưu Ba Đề Xá” gồm 10 vạn bài tụng dùng để giải thích Kinh tạng.

2) Bộ luận “Tì Nại Da Tì Bà Sa” cũng gồm 10 vạn bài tụng, để giải thích Luật tạng.

3) Bộ luận “A Tì Đạt Ma Tì Bà Sa” cũng gồm 10 vạn bài tụng, để giải thích Luận tạng.

 Bộ Thanh Văn Tạng do trưởng lão Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ cùng Hội Đồng Phiên Dịch y cứ trên bộ Đại Tạng Đại Chánh Tân Tu của Nhật Bản được hoàn tất vào năm 1920 – cách nay một thế kỷ, với sự phiên dịch và chú thích của 100 vị tiến sĩ đương thời, được các học giả và các nhà nghiên cứu Phật học trên thế giới đánh giá là bộ tiêu chuẩn hàn lâm.

Tuy nhiên, lần này trưởng lão tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ với kiến giải thâm uyên về Phật học cũng như về ngôn ngữ học- nhất là Pàli và Phạn, có chú giải thêm một cách rõ ràng và tỉ mỉ hơn. Do đó, sau khi hoàn tất bộ Đại Tạng Việt ngữ cũng sẽ là bộ có giá trị tiêu chuẩn hàn lâm cho các nhà nghiên cứu Phật học tham khảo.

Xin được thưa thêm, Ban Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời do trưởng lão tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ lãnh đạo là sự kế tục Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng do Viện Tăng Thống GHPGVNTN thành lập vào năm 1973 gồm có 18 vị (1. HT. Thích Trí Tịnh, 2, HT. Thích Trí Quang, 3.HT. Thích Minh Châu, 4. HT. Thích Nhật Liên, 5.HT. Thích Đức Nhuận, 6. HT. Thích Quảng Độ, 7. HT. Thích Thiện Siêu, 8. HT. Thjích Huyền Vi, 9. HT. Thích Trí Thành, 10. HT. Thích Huệ Hưng, 11. HT. Thích Trung Quán, 12. HT. Thích Đức Tâm, 13. HT. Thích Thuyền Ấn, 14. HT. Thích Trí Nghiêm, 15. HT. Thích Thiền Tâm, 16. HT, Thích Thanh Từ, 17. HT. Thích Bửu Huệ, 18. HT. Thích Tuệ Sỹ), do vì hoàn cảnh đất nước trong giai đoạn khó khăn nên công trình phiên dịch bị gián đoạn. Dự định của Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời do trưởng lão Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ lãnh đạo, sau khi hoàn tất phần phiên dịch Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng cũng như Mật Tạng sẽ cho nhập tạng tất cả các kinh điển của chư vị dịch giả tiền bối vào ba tạng nêu trên.

Ngưỡng lạy Thập Phương Thường Trú Tam Bảo,

Kính bạch hiện tiền đại Tăng,
Kính thưa quý Phật tử,

Đặc biệt trong mùa Phật Đản năm nay (2025), toàn thể Tăng Ni và Phật tử chúng ta nơi đạo tràng Pháp Vân sẽ được mục kích, cung nghinh, chiêm bái lần thứ hai bộ Thanh Văn Tạng Giai đoạn II, Phần II, thuộc Đại Tạng Kinh Việt Nam ra đời. Thanh Văn Tạng II chỉ là một phần hai mươi (1/20) trong công trình phiên dịch và ấn hành Đại Tạng Kinh tiếng Việt, dưới sự chủ trì của trưởng lão Tỳ Kheo Thích Tuệ Sỹ (mặc dù Ngài đã viên tịch, nhưng chư tôn đức Tăng Ni trong Hội Đồng Phiên Dịch vẫn tiếp tục công trình) Để có được pháp bảo vô giá Đại Tạng Kinh Việt Nam này là cả một công trình dài hạn với sự tận lực cống hiến trí tuệ, tài năng, thời gian, công sức của chư vị học giả, dịch giả, cùng sự phụng hành, cúng dường tịnh tài của chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử trong và ngoài nước, trong đó có cả sự đóng góp đáng kể của cộng đồng Tăng Ni và Phật tử Việt Nam tại Canada, qua Ban Bảo Trợ Hội Đồng Hoằng Pháp dưới sự chỉ đạo và vận động của TT. Thích Tâm Hòa, Trụ Trì Trung Tâm Văn Hóa Pháp Vân.

Kính thưa liệt quý vị, trước mắt chúng ta là bộ Thanh Văn Tạng I và II đã được ấn hành rất trang trọng, mỹ thuật. Đây là thành tựu rất đáng khích lệ của công trình phiên dịch mà bốn chúng đệ tử Phật sử dụng ngôn ngữ Việt mong đợi, khát ngưỡng từ bao lâu nay. Thật vô cùng hoan hỷ được một lần trong đời, chiêm bái Pháp Bảo và Tăng Bảo hiện tiền trang nghiêm trong mùa Phật Đản năm nay. 

 Nhất tâm cầu nguyện Chánh pháp cửu trụ, Tăng-già hòa hiệp, Tứ chúng đồng tu, đồng hướng quả vị vô thượng Chánh giác.

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
TƯỞNG NIỆM VÀ TRI ÂN CHƯ HƯƠNG LINH PHẬT TỬ HỮU CÔNG
SLIDESHOW NHỮNG HÌNH ẢNH SINH HOẠT CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO PHÁP VÂN NHÂN LỄ KỶ NIỆM CHU NIÊN LẦN THỨ 25
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (TUẦN THỨ 3 THÁNG 6, 2025)
Văn Nghệ Mừng Chu Niên Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Pháp Vân Lần Thứ 25
BẢNG TÊN CÁC BAN NGÀNH PHỤNG SỰ CHO MÙA AN CƯ KIẾT HẠ LẦN THỨ 34 CỦA CỘNG ĐỒNG TĂNG GIÀ CANADA
PHƯƠNG DANH PHẬT TỬ PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG AN CƯ KIẾT HẠ LẦN THỨ 34 CỦA CỘNG ĐỒNG TĂNG GIÀ CANADA
Thanh Văn - Đại Tạng Kinh đã về - Thông Báo Chiêu Sinh - Đại Lễ Phật Đản - Cuộc họp Kiện Toàn Ban Tổ Chức An Cư Kiết Hạ
Năm Mươi Năm Phát Triển Phật Giáo Việt Nam Tại California
Một Ngày Sinh Hoạt Tại Chùa Pháp Vân, Mississauga, Canada
Bản Đúc Kết Đại Hội Kỳ 2 Của Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN Ngày 19 tháng 12 năm 2024 trên Zoom
<July 2025>
SuMoTuWeThFrSa
293012345
6789101112
13141516171819
20212223242526
272829303112
3456789
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN LẠC VÀ TOÀN THỂ TANG MÔN HIẾU QUYẾN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
ĐIỆN THƯ PHÂN ƯU CÙNG CHƯ TÔN ĐỨC GHPGVNTN ÂU CHÂU VÀ MÔN ĐỒ PHÁP QUYẾN CỦA CÔ HÒA THƯỢNG THÍCH MINH GIÁC
Xem tiếp...
Cáo Phó
THƯ CẢM TẠ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN LẠC - ĐẠI DIỆN TANG MÔN HIẾU QUYẾN
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
4033087