Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Nét Độc Đáo Lễ Hội Làng Tạ Xá
Tác giả: admin

Làng Tạ Xá xưa có tên là Lường Tè, nằm trong cụm bốn làng Lường là Lường Tè, Lường Bụi, Lường Lủi, Lường Lau, thuộc xã Lương Xá, tổng Lương Xá, huyện Phù Vân, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc xã Đại Thắng (Phú Xuyên). Xưa cả bốn làng có một ngôi nghè chung thờ vị thần Trung Thành Đại vương thượng đẳng phúc thần, người có công giúp vua Hùng Duệ Vương dẹp giặc cứu nước và lập ra Lương Xá trang, tức xã Lương Xá. Lễ hội cổ truyền xưa, cả bốn làng đều tổ chức rước thánh làng về nghè hàng xã tế lễ rất trọng thể từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội đã diễn ra nhiều cuộc thi tài giữa các làng, trong đó thi gà, thi gạo, thi bánh chưng. Trong các cuộc thi này, người Tạ Xá vốn cẩn thận, khéo tay, có kỹ thuật và óc thẩm mỹ nên thường đạt giải cao. Mỗi môn thi của mỗi năm có 4 người được làng chỉ định, lần lượt từ tuổi cao làm trước và cứ thế bắt lượt tiếp theo cho năm sau.

* Thi gà

Bốn người đến lượt dự thi thường chọn gà nuôi trước dăm, bảy tháng, có khi cả năm. Mỗi suất thi chỉ một con, nhưng thường phải nuôi vài con để đến khi thi chọn con đẹp nhất. Gà thi là gà sống thiến. Từ khi thiến đến khi thi phải cách vài tháng, sau khi thiến phải cầm lồng, nuôi dưỡng chăm sóc khá cẩn thận. Người nuôi phải nghiền cơm nóng với cám gạo rồi vê viên nhồi cho gà ăn. Như vậy gà mới béo, đẫy, chắc thịt, thịt thơm ngon. Con gà thi nặng khoảng 2-2,5kg. Lúc đem thi, con gà trông béo, dáng khỏe, màu sắc đẹp, mượt mà. Con gà thi đạt giải nhất sẽ được đem đi thi với hàng xã và được làm thịt để tế thần vào ngày 13 ở nghè hàng xã. Con giải nhì, giải ba tế ở đình, đền mẫu. Người thi gà đạt giải nhất được làng thưởng hai sào ruộng tốt.

Con gà được giải sẽ làm thịt để tế thần. Cách làm thịt gà mới thật cầu kỳ, đòi hỏi bàn tay khéo léo. Khi cắt tiết, không nắm chặt đầu gà, cánh và đùi gà để tránh đọng máu, tránh da gà chỗ đó bị tím, mầu xấu. Người ta chỉ cầm ở mỏ gà, giữ phần lông cánh gà và phần cẳng chân con gà. Chỗ cắt tiết, dùng dao nhỏ, nhọn, chọc tiết để khi gà luộc chín, vết cắt ngậm lại chứ không há ra. Nhúng nước sôi để làm lông cũng phải khéo, vừa đủ độ để gà khỏi tuột da. Gà được mổ moi, gan, lòng, mề làm sạch nhồi trong bụng gà. Cắt chân gà bên dưới khớp để tránh chỗ cắt thịt bị co khi luộc chín. Khi luộc, đặt gà trong nồi rộng. Đầu, cổ, cánh được kê, chống cài đũa giữ cho tư thế con gà ở dạng tự nhiên, đầu, cổ cân, ngỏng cao, không vẹo về bên nào, cánh xòe cánh phượng, dáng bay. Luộc đun nhỏ lửa, vừa chín, không tuột, không nứt, nhất là hai đùi. Luộc xong vớt ra, dùng mỡ gà xoa nhẹ đều lên da gà một lượt, làm cho con gà có màu vàng mịn màng. Đặt gà trên mâm đồng, mồm ngậm một bông hồng đỏ tươi đang bắt đầu nở. Gà được giải là lễ vật tế thần.

* Thi gạo nếp và bánh chưng

Gạo nếp phải là nếp cái trắng. Cũng bốn người được cắt lượt thi. Gạo thi khoảng một mâm, nhưng phải xay giã gấp hai, ba lần để còn chọn lọc. Gạo xay xong, sàng sẩy sạch trấu, chọn sơ lần đầu rồi mới cho vào cối giã. Mỏ cối phải thay bằng mỏ gỗ hoặc gốc tre gài gọt tròn đầu nhẵn nhụi để tránh gãy gạo, giã làm nhiều lần, giần sạch cám và chọn nhiều lần để gạo không lẫn, hạt gạo trắng bóng, đẹp mầu. Khi chọn, đổ từng bát tãi mỏng trên mâm đồng, nhặt bỏ hết các hạt gạo tẻ, hạt đầu ruồi, óc cá, tấm và loại bỏ cả những hạt gạo nếp tuy nguyên vẹn nhưng mầu xỉn hoặc nếp giống khác. Gạo rộng đều tăm tắp, trắng muốt, anh ánh phớt xanh là đạt tiêu chuẩn. Cũng như gà thi, gạo đạt giải cũng được đồ xôi, gói bánh chưng dự thi với hàng xã và được dâng lên tế thần ở nghè công xã.

Bốn người thi gạo được gói bánh chưng dự thi. Mỗi suất thi được giao cấy 5 sào ruộng. Khi thi mỗi suất gói 31 chiếc bánh chưng, mỗi chiếc cả nhân nặng độ một cân. Gạo được vo rất cẩn thận, cho từng mẻ vào rá mới, mỗi mẻ chỉ một bát gạo dội nước giếng trong, không vo xát mà xóc xóc nhiều lần, giữ cho hạt gạo lành nguyên. Đậu xanh lòng vàng được chọn lọc kỹ, xay cho vỡ đôi, ngâm kỹ, đãi thật sạch vỏ rồi thổi chín, giã mịn. Nhân thịt lợn là mỡ khổ của con lợn ngon, không lẫn nạc, không có bì, được thái vuông vắn đều nhau. Lá gói bánh thường được chọn mua lá dong làng Diền (xã Hồng Thái ngày nay) trồng trên đất bãi phù sa sông Hồng mầu mỡ, lá to bản, không dầy, không giòn, mầu xanh mịn, chứ không dùng lá dong rừng dầy, giòn, xanh thẫm, không đẹp mầu bánh. Người gói bánh phải là tay thợ khéo, cẩn thận. Bánh gói tay vuông vức, cao thành, chặt tay, đều nhau như đúc. Nhân đỗ, thịt nằm giữa bánh, cách đều các cạnh, các góc. Bánh đạt tiêu chuẩn là khi bóc ra, mặt ngoài bánh có màu xanh phơn phớt mịn màng của mầu lá dong non, bên trong màu trắng, lớp nhân: Đậu vàng ươm, mỡ trắng. Khi sắt ra, phần nhân của miếng nào cũng đều bằng nhau, trông thật ngon mắt, thơm, béo ngậy, hấp dẫn. 31 chiếc bánh chưng thi, một chiếc được cắt ra để chấm thi. Bánh của ai được nhất cũng được rước đi thi ở nghè hàng xã, giải nhì, ba lễ ở đình và đền mẫu.

Thi gà, gạo, xôi, bánh chưng xưa là nét đẹp cổ truyền của làng Tạ Xá. Sản vật nông nghiệp dự thi sau khi tế thần được phân chia đều cho mọi gia đình trong làng. Tuy ít ỏi, chỉ một miếng nhỏ thôi, nhưng ai cũng quý, ai cũng thấy ngon vì đó là lộc Thánh, nên đã có câu “Một miếng xôi đình bằng ghính xôi nhà”.

Từ sau cách mạng Tháng Tám và những năm chiến tranh, hội làng bị gián đoạn không tổ chức được. Khoảng chục năm lại đây, Tạ Xá đã khôi phục lại hội làng tháng 3, gọn nhẹ hơn, 11 vào đám, 12 giã hội, được dân làng và người xa quê nhiệt tình hưởng ứng, với tinh thần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của cha ông, cùng nhau góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu dẹp, có đời sống tinh thần - văn hóa phong phú.

Lễ hội tháng 3 năm 2003, Tạ Xá đã tổ chức trở lại tục thi gà. Lễ hội tháng 3 năm 2004 này, Tạ Xá khôi phục trở lại tục thi bánh chưng theo cách thức của cha ông đời trước.

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Thời gian để tang của Đại tang và Tiểu Tang
Các lễ tết cổ truyền VN
Văn hóa hay sự phô trương núp danh truyền thống?
Cư tang là gì ?
Lễ cưới đã chuẩn bị sẵn vấp phải lễ tang, tính sao đây?
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì?
Múa phá quàn, hấp dẫn mà bi thương
Hội thổi cơm thi làng Phù Đổng
Hội thổi cơm thi làng Phù Đổng
Lễ Hội Chùa Keo
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3718308