Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Chùa Một Cột
Tác giả: Võ Văn Tường
Chùa Một Cột nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội, có nguồn gốc từ một giấc mơ lành của vua Lý Thái Tông (1028 - 1054). Theo truyền thuyết, vào năm 1049, một hôm nhà vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm dắt Vua lên tòa sen. Tỉnh giấc, Vua đem việc ấy hỏi các quần thần , trong đó có các nhà sư đạo cao đức trọng. Sư Thiền Tuệ khuyên Vua xây chùa, dựng cột đá giữa ao, đặt tòa sen của Phật trên cột như đã thấy trong chiêm bao. Chùa xây chỉ có một gian gọi là Liên Hoa đài (đài hoa sen) nằm trên một cột đá ở giữa hồ nhỏ gọi là Linh Chiểu tỉnh, nên được gọi là chùa Nhất Trụ (một cột). Ở chùa Long Đọi (Nam Hà) có một tấm bia còn ghi lại sự tích này : "Đào hồ Linh Chiểu, giữa hồ vươn lên một cột đá, đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly". Chùa nằm trong khu vườn Tây Cấm thuộc thôn Thạch Bảo, huyện Vĩnh Thuận, kinh thành Thăng Long. Khi chùa được khánh thành, các Sư chay đàn, tụng kinh cầu cho Vua sống lâu. Vì thế chùa còn có tên là Diên Hựu (kéo dài cõi phúc). Hằng năm cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch, nhà vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, Vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa, trước sân dựng một ngọn bảo tháp. Năm 1108. Ỷ Lan phu nhân sai đúc một cái chuông rất to, nặng một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của nước ta thời đó - là : tháp Báo Thiên, chuông Qui Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. Giác thế chung đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên Quy Điền chung (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua, đất nước ta lại được hưởng nền thịnh trị thái bình nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa. Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được làm lại năm 1955. Đài hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong, dựng trên cột cao 4m, đường kính 1,20m gồm 2 trụ đá ghép chồng lên nhau liền thành một khối. Tầng trên là là một khung gỗ kiên cố đỡ ngôi đài với mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có lưỡng long triều nguyệt. Hình dáng ngôi chùa như một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu ao hình vuông được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Đi qua ao theo lối nhỏ lát bằng gạch, ta sẽ đến một cầu thang dẫn lên Phật đài có một tấm biển bằng chữ Hán đề trước cửa : Liên Hoa Đài. Thiền sư Huyền Quang đã có thơ vịnh chùa Diên Hựu : Đêm thu chùa thoảng tiếng chuông tàn Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt tan In ngược hình chim, gương nước lạnh Sẫm đô bóng tháp, ngón tiêu hàn. (Huệ Chi dịch) Hoa sen lúc mới nở đã có "quả" lại có "nhân" tượng trưng cho giáo lý nhà Phật. Hoa sen cũng là loài hoa tinh khiết, giữa trần gian mà chẳng nhuốm mùi tục lụy. Chùa Một Cột, vì lẽ đó, là biểu tượng của cõi Thiền "bất nhiễu", "vô ưu". Gắn liền với lịch sử thủ đô, đó cũng là biểu tượng c ủa Hà Nội ngàn năm văn vật. Trích: DANH LAM NƯỚC VIỆT Võ Văn Tuờng - Huỳnh Như Phương Nhà Xuất Bản Mỹ Thuật 1995
Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Tâm Thư Về Việc Tổ Chức An Cư Kiết Hạ Năm 2018
Chùa Cổ Việt Nam
Sanchi - Kiến trúc Phật giáo cổ xưa nhất
CHÙA MỘT CỘTvới TINH THẦN PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI NHÀ LÍ
CHÙA MỘT CỘT
Lược Sử PHƯỚC HƯNG CỔ TỰ (Chùa Hương) Sa-Đéc
Ý NGHĨA HÌNH TƯỢNG CÁC CON VẬT TRÊN CÁC KIẾN TRÚC ÐỀN, CHÙA, LĂNG TẨM, MIẾU MẠO Ở VIỆT NAM
Chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Xá Lợi
Chùa Thiên Mụ
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3717811