Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 15)
Tác giả: Tô Mạn Thù (bản dịch của Bùi Giáng)

Nói chuyện với em gái đến đó, lòng tôi tự nhủ: “Tĩnh Tử tệ cốt thiên sinh, một thời không hai (vô lưỡng vô song) há chẳng khiến đời kính sợ? Tiếc sao, tiếc sao, ta phải đành ngậm ngùi xa lánh, không thể nào để thu hút về bờ cõi bất tuyệt thiên hương kia. Làm sao! Làm sao ta dám lân la phụng thị tài bồi chầy ngày bên làn thu ba kỳ ảo nọ!” (Kiyoko’s brilliant mentality comes straight from heaven. There is no other like her. How can she but inspire one with awe and repect? It is regrettable that I cannot always bask in the radiance of her eyes.”)

Vâng. Ngọn thu ba huyền diệu dâng lên dị thường như thế, ta phải đành nuốt hận mà cao chạy xa bay. Để bảo rằng tồn trì lưu tự thân thể. Vẫn biết rằng làn sóng nọ ôn tồn ấm áp vô song. Nhưng cũng chính vì thế mà nó giết chết hồn ta trong từng cơn o bồng o bế.
Đang giữa lúc liên miên tư lự, thì Tĩnh Tử đã lòa xòa tròn xoe trở lại. Bước vào như xô ùa về cả trời mộng càn khôn. Tay cầm một tấm lụa họa, nàng đứng thẳng trước nhãn quan tôi, phiêu phiêu như liên tồn chẩm ma tiên tử na cá vạn chủng phong tình bài động liễu yêu. Tôi đứng thẳng lên. Máu me run như cầy sấy, xương xẩu rục rịch như giẽ giun, nhưng phải làm ra vẻ thản nhiên túc mục, tâm bình khí hòa thong dong bước tới chậm rãi, cầm tấm lụa mà xem xét.
Bên bờ mép ao sen, xum xuê thùy dương lòa xòa bên tỷ trúc, đấy là phong cảnh bên nhà dì tôi, một vị nữ lang phiêu nhiên đứng lòa xòa tại đó bên bóng trúc liễu mơ màng, phong thái an nhiên, màu áo lụa xanh lơ bích la tụ đái, dở chiều như tỉnh, dở chiều như mê, nửa giống như nữ lang ở tiền diện, nửa giống như gái Ngô của vong hồn vãng sự. Tà xiêm phất phất gió đàn. Hương gây cấn dậy mùi đàn giẽ giun. Thân cầy sấy mộng điên cuồng. Lạc đường thêm lỗi hẹn nguồn sơ nguyên…

Thưa gái ạ, nếu gái về xứ sở
Của Dư Vang về lịch sử khuynh thành
Thì quốc sắc bốc thiên hương rạng rỡ
Sẽ bao trùm hồn sông Lõa sông Xên



Nữ lang ấy búi tóc đuôi phụng theo phong thể “phi thiên” (tiên nữ bay trong gió) thời nhà Hán. Nàng đăm chiêu đưa mắt nhìn phong cảnh diệp hoa tỷ yến, mà cũng như dường đang tự ngắm bóng hình mình trong màu sắc trang y, lõa xõa tiêu nhiên hữu xuất trần chi tư. Phiêu phiêu hữu lăng vân chi khái.
Tôi than một tiếng mà rằng:
-Người đâu mà đẹp thế. Há chăng ru là Chân Chân nương tử mộng lý tầm sưu?
Tĩnh Tử nghe tôi nói thế, đưa mắt nhìn tôi, rồi nhìn em tôi, mỉm cười nói:
-Có thật đáng được Tam Lang khen ngợi vậy chăng? Và Tam Lang có thật là biết nhận ra người lúc nhìn qua ngoại mạo? Có thật nhận rõ bên trong, linh hồn còn chứa chất những gì? Người trong tấm họa có vẻ linh hoạt khiến lòng người xúc động, nhưng nàng không biết nói, thì Tam Lang căn cứ vào đâu mà nhận xét được tâm tư nàng mang những tình tự ra sao?
Tôi không đáp vào lời chất vấn đó. Nhưng thầm nhủ: “Người trong tấm họa không biết nói. Nhưng người vẽ tấm họa đã đem dung nhan mình và ngôn ngữ mình mà truyền vào cho giai nhân trong họa, chừng đó há chưa đủ hay sao? – I wishes the simpering misses or the intellectual girls could meet Diotima Kiyoko’s eyes. How the affectations of the young women would fall from them, and the intellectuals, recognize a wisdom not in book. Would young intellectual women not recognize something they had lost irreparably in the quiet chastity of Beatrix-Diotima-Kiyoko’s eyes? Tôi ước mong những cô nàng ỏn ẻn cười giả tạo, những gái trí thức mang kính trắng đong đưa, có cơ hội một phen nhìn thấy hai con mắt bình lặng của Diotima Kiyoko một lần. Thì từ đó, bao nhiêu giả tạo lai rai ắt sẽ rụng rơi đi hết, và những cô nàng trí thức ắt sẽ có dịp nhận thấy ra một phong tuệ anh hoa ở ngoài vòng sách vở. Một màu lan nam diện tuyệt nhiên chẳng có liên can chi tới học đường. Phải chi mà các cô nàng! Há rằng chi phải? Hỡi các nương tử cô nương? Há đâu rằng các cô nương sẽ chẳng bao giờ nhận nhìn rằng mình đã đánh mất một cái gì, đánh mất một cái khôn hàn vĩnh viễn, lúc các cô nàng nhìn vào vẻ thuần nhiên thơ dại trong hai con mắt Beatrix Diotima Cô Em Mọi Nhỏ Kiyoko?
Tĩnh Tử nhìn tôi. Như chờ đợi lời đáp. Tôi sực nhớ rằng mình mãi suy nghĩ đâu đâu trong khi nàng còn chưa bỏ rơi câu chất vấn. Tôi bèn cất tiếng mà rằng:
-Hoa bút tú dật tuyệt luân, cố thị tiên phẩm. Tôi sinh bình từng nhìn qua nhiều bức đơn thanh của nhiều họa sĩ, thì toàn nhiên là không kịp bức này. Hỡi ôi! Y bát cựu truyền đã rụng rơi đâu hết cả. Tại hạ còn biết ăn nói ra sao nữa bây giờ! Nay cứ theo cái nét vẽ phiêu nhiên hành vân lưu thủy này của cô nương, quả thật là duy nhất một mình tài hoa kiết kiết độc tạo anh hoa phát tiết duy nhất một lần. Khiến tại hạ chỉ biết than một tiếng ngậm ngùi cho bù cơn bối rối và dừng hết mọi trận chiêm bao. A tỷ đáng là bậc thầy của tại hạ, thật là phước hạnh lắm ru!
Tĩnh Tử lúc bấy giờ e lệ ngại ngùng không mở môi đáp được; phủ tủ tu du, ủy uyển ngôn viết:
-Tam Lang sao lại nói quá lời khen tặng tôi như thế? Khiến cho niềm riêng lóng cóng không biết còn chỗ đất đai nào để bình tĩnh tự dung. Chỉ mong Tam Lang đem bức họa hôm này vui lòng ban cấp cho, thì tôi sẽ coi đó là một mẫu mực riêng biệt, và cũng là một kỷ niệm để ghi tạc trăm năm. Nhân vì cái ý huống, tình cảnh biểu hiện trong họa kia, lại tương hợp với thân thế tôi. Tâm tình Tam Lang, há chăng cũng y nhiên như thế?
Tôi đáp:
-Tại hạ lâu nay chẳng chú ý tới việc tập họa, bởi vì năng khiếu chẳng có bao nhiêu, tài ba đã tận. A tỷ trái lại, đúng là rất mực tài điệu hơn người, nên khiến tại hạ chiêm ngưỡng rất mực” bắc diện hồng trang” há đâu phải là lời thốt buông tuồng sàm sỡ?
Tĩnh Tử sượng sùng e lệ không đáp. Tôi cũng không lời. Nhưng hai tay tôi nâng bức họa hiến tặng nuồng. Và ngẫu nhiên mà thốt:
-Kính tặng cô nương vui lòng mỉm cười nhận cho một chút gọi là! Gọi là tỏ bày chút lòng của tiểu đệ kính một cô nương. Há dám bảo đây là họa hội hội họa gì ráo ráo!
Tĩnh Tử hãn nhiên mà rằng:
-Tam Lang nói như thế, càng cho thấy rõ cái tài hoa sâu kín của người tao nhã vậy. Bức họa càng quý giá bội phần.
Nói xong nàng vén xiêm, chỉnh đốn quỳ một chân xuống, trang trọng đón chút quà mọn như đón tặng vật trời ban. Ôn tồn thuần hậu mà rằng:
-Kính tạ Tam Lang! Tam Lang từ nay đừng dùng tiếng “cô nương cô nưỡng cô nuồng” mà gọi tôi. Nghe có vẻ ra cái làm sao ấy. Chẳng thân thiết tý nào.
-Kính thưa cô nương. Tại hạ đồng ý là: tiếng cô nương nghe ra không có vẻ thân mật. Nhưng còn tiếng “cô nuồng” thì quả thật là thân thiết bịch bồ.
Tĩnh Tử hỏi:
-Hà dĩ kiến đắc?
Tôi đáp:
-Nhân vì tiếng “cô nuồng” có chứa chất âm thanh “uông uông uồng uồng” ngụ trong tính tình nên lời tuyệt diệu.
Tĩnh Tử hỏi:
-Tuyệt diệu như răng?
Tôi nói:
-Như rằng uồng uồng chuồn chuồn thèm thuồng và ở truồng vân vân.
Tĩnh Tử phì cười:
-Tam Lang chớ giỡn như thế. Em không bằng lòng.
Tôi nói:
-Dạ vâng.
Nuồng bảo:
-Dạ vâng cái chi. Tam Lang hãy dùng tiếng ừ vậy.
Tôi đáp:
-Nhiên.
Nuồng nói:
-Phải. Nhiên. Giờ đây em đã nhận tặng vật của anh, sớm hôm nhìn ngắm, em sẽ không quên con người đã ban cho.
Đêm ấy, trăng lưỡi liềm đã mọc. Mặt biển phía Tây, thủy ba phẳng lặng. Tôi cầm cây gậy bước ra cửa, lần bước thong thả mà đi. Gặp một ngư ông, tôi dừng chân cùng ông trò chuyện. Đến khi ngư ông thu thập cần câu, tôi cũng quay thân về nhà. Lúc bấy giờ đêm lặng, gió lạnh. Tôi nhìn ra bốn mặt. Trừ bãi biển quanh co mấp mô cồn cát và trừ vầng trăng mới mày xanh in ngần kia, chẳng còn thấy gì nữa hết. Doanh hoàn vũ trụ thu thể lại thành man mác một màu.
Lúc tôi còn cách nhà khoảng một trượng, chợt mắt thấy một bóng người ngồi yên bên một tảng đá cheo leo lạc loài bên bờ biển, mà nhìn ra mặt biển khơi. Tôi nhận rõ dáng dấp thon thon kia chính là Tĩnh Tử. Liền bước tới hỏi:
-Có phải a tỷ ngồi đó chăng?
Tĩnh Tử nghe tiếng tôi gọi, thì mừng rỡ vô cùng. Quay đầu lại vội vã, hẳn nhiên mà rằng:
-Tam Lang! sao về muộn thế? Không sợ gió biển lạnh lẽo hay sao? Em ngồi đây chờ đợi anh đã lâu, lúc ra biển Tam Lang có mặc thêm áo vào thân thể hay không? Trời chiều hôm, khí hậu không như ban ngày, Tam Lang ắt hẳn không chịu nổi đâu. Chẳng nên lang thang như thế người nhà lo âu. Tam Lang hãy giữ gìn thân thể, cái rét chiều hôm đâu phải chuyện chơi.
Tôi đáp:
-Cảm tạ a tỷ lưu tâm chiếu cố. Trời lạnh lẽo, đêm tịch mịch, a tỷ ra ngồi đây, tư lự chuyện gì? Em gái tại hạ vì sao không cùng đi với a tỷ?
Tĩnh Tử nhỏ nhẹ lời mà rằng:
-Thân hèn cỏ nội hoa cồn, có chi đáng tiếc, để Tam Lang bận lòng. Em vừa ở nhà ra đây. A mẫu, lệnh tỷ, lệnh muội và di mẫu, cùng họp tụ ở nhà bếp gọt dưa, chẻ mướp. Chỉ một mình em rỗi rảnh ra đây, phụng bồi Tam Lang, Tam Lang về gặp nhau đây, lòng em thư thái lắm.
Tôi cảm tạ nàng mà rằng:
-Thâm cảm a tỷ hậu ý kiến đãi! Quý phất khắc đương? Vọng a tỷ thứ hồi, vô mạo dạ dĩ trữ ngã!... Rất mực cảm kích ý nồng của a tỷ đối với tại hạ. Xấu hổ vì mình cảm thấy chẳng đáng được nhận tấm lòng của thiên hương. Mong a tỷ quay về nhà, đừng xông sương đêm giá lạnh mà chờ tại hạ ra như thế. Tấm lòng ân đức của a tỷ, tại hạ cảm thấy rất mực rằng mình chẳng đáng đón nhận một tý ty giọt nhỏ liên tồn dục trích nào đâu.
Tĩnh Tử ra chiều bực tức mà rằng:
-Tại sao anh ăn nói có vẻ lẩn quẩn kỳ quái như thế?
-Kỳ quái như thế nào?
-Anh làm ra vẻ… tục gọi là kẻ nhiều mặc cảm.
-Hỡi ôi: Có lẽ đúng và cũng có lẽ không. Xin cô nương thử nghĩ…
-Thử nghĩ cái chi?
-Thử đặt mình vào địa vị một kẻ lạc loài từ thuở sơ sinh, quen sống ở giữa lầm than địa ngục, rằng quen mất nết đi rồi… Thì từ đó về sau.
-Về sau như thế nào?
-Nếu bất thình lình cô nương hạ tứ ném châu gieo vàng, chan rưới mưa móc liên tồn thiên hương tràn lan ra cho nó, nghĩa là đùng một cái xô ùa nó xoay tít từ Địa ngục lên tột đỉnh tột vời Thiên đường, thì làm sao có thể…
-Có thể cái chi?
-Có thể nó sống nổi trong cái sát na kỳ ảo đùng một cái nối tiếp hai thái cực một vực một trời? Người xưa có nói: “Sự gì cũng phải từ từ. Đốn tre đẵn gỗ, mò cua bắt chuồn chuồn" cũng vậy. Hà huống…
-Hà huống cái chi?
-Hà huống sự vụ ban hạnh phước hồng ân lai láng liên tồn cỏ tơ xum xuê tươi tốt. Cái khung cửa kia vốn dĩ là đã hẹp, thì cứ mở ra cũng phải mở từ từ, há đâu đùng một cái mở toang cả hai cánh ra một lúc bất thình lình cho được.
Nói xong, tôi ngậm ngùi dấn bước, toan băng qua cửa vào nhà. Nhưng Tĩnh Tử vội vã chạy theo gọi giật lại:
-Tam Lang cho phép em hỏi anh vài điều.
-Cô nương sao khách khứa như thế! Có việc gì cứ hỏi. Tiểu đệ không có sự gì không hết lòng giải thích cho a tỷ rõ ràng.
Tĩnh Tử ngần ngừ một chút, rồi thấp giọng ôn tồn mà rằng:
-Tam Lang, từ ngày biết nhau, em thấy Tam Lang có vẻ mang chứa một mối sầu gì khó tả. Đó là bởi cái cớ gì? Tam Lang buồn, thì khiến người ta cũng buồn theo. Nay em mong manh giải thích cho một chút.
Lúc bấy giờ lòng tôi đã rõ. Hung triệu đang lảng vảng quanh mình. Tôi đứng im không nói.
Tĩnh Tử hỏi tiếp điều hai:
-Tam Lang có biết duyên do bởi đâu mà hôm nay a mẫu yêu cầu a di cùng lệnh tỷ đi lễ Đạm Đáo Minh Thần? Em tưởng rằng Tam Lang tất nhiên chưa rõ lẽ điều đó.
Nghe nàng hỏi thế, tôi trố mắt nhìn ra, không biết đáp lại như thế nào cả. Cuối cùng mà rằng:
-Quả đúng như a tỷ nói. Tiểu đệ chưa rõ lắm.
Tĩnh Tử thấp giọng, lời nói hổn hển ngậm ngùi không nghe rõ tiếng, đại khái dường như nàng nói thế này:
-Tam Lang nghĩ lại xem, ấy chẳng qua chỉ vì chàng và em đây mà thôi vậy.

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Nhà Sư Vướng Lụy Phần 1 VÀI LỜI GIỚI THIỆU VỀ TÁC PHẨM VÀ TÁC GIẢ
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 1)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 2)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 3)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 4)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 5)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 6)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 7)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 8)
Nhà Sư Vướng Lụy (chương 9)
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3718210