Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Voi chúa hiếu dưỡng mẹ
Tác giả: Nguyên Tâm Trần Phương Lan

Câu chuyện này bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Jetavana (Kỳ Viên) về một Tỳ kheo còn mẹ phải cấp dưỡng. Nhân dịp này, bậc Ðạo Sư nói chuyện với tăng chúng, Ngài bảo: "Này các Tỳ kheo, chớ giận người này; ngày xưa bậc hiền trí ngay khi còn ở kiếp súc sanh mà bị xa lìa mẹ, cũng không chịu ăn uống gì, cho nên cứ héo mòn dần cho đến lúc gặp lại mẹ". Nói vậy xong, Ngài liền kể lại một câu chuyện quá khứ:

 ...Một thủa nọ, khi vua Brahmadatta trị vì tại Benares (Ba La Nại), Bồ-tát thọ sanh làm Ðại Tượng ở vùng Tuyết Sơn (Hymalaya). Toàn thân voi màu trắng thật tuyệt mỹ, Ngài là chúa đầu đàn của tám mươi ngàn con voi vây quanh Ngài; song mẹ Ngài bị mù. Ngài thường đưa cho bầy voi những quả rừng thật ngon ngọt, để đem về dâng mẹ. Tuy nhiên chúng chẳng cho voi mẹ chút nào mà chúng ăn hết cả. Khi Ngài hỏi thăm và biết được chuyện ấy, Ngài bảo: "Ta muốn rời đàn để nuôi dưỡng mẹ ta". Thế là vào một đêm thuận lợi, các voi kia không biết, Ngài đem mẹ cùng đi đến núi Candora; tại đó Ngài để mẹ trong một hang dưới đồi, gần một hồ nước và chăm sóc mẹ thật chu đáo.

Lúc bấy giờ một người thợ rừng ở Ba-la-nại đi lạc đường, không thể nào kiếm lối ra được, nên bắt đầu than khóc ầm ĩ. Nghe tiếng ồn này, Bồ-tát nghĩ thầm: "Có một người đang cơn hoạn nạn, khi ta đang ở đây mà người ấy gặp tai họa thật không hợp lý". Vì thế, Ngài đến gần gã, song gã vội chạy trốn vì kinh hãi. Thấy vậy, voi chúa bảo gã: "Này người kia, ngươi không cần sợ ta. Ðừng chạy trốn, mà hãy nói tại sao ngươi cứ đi quanh mà khóc lóc?" - "Tâu chúa tể, tiểu tử lạc đường đã bảy ngày qua".

Chúa voi bảo: "Này ngươi đừng sợ, vì ta sẽ đưa ngươi ra đường cái của dân chúng". Sau đó Ngài bảo người ấy ngồi lên lưng Ngài, và mang gã ra khỏi rừng, xong trở về.

Song con người độc ác này lại quyết vào thành báo cho vua biết. Vì thế gã đánh dấu các cây cối, các ngọn đồi, rồi tiến về Ba-la-nại. Lúc ấy vương tượng của nhà vua vừa qua đời. Nhà vua cho truyền lệnh bằng một chầu trống: "Nếu kẻ nào thấy ở nơi đâu có con voi xứng đáng cho Hoàng Thượng ngự lên thì hãy báo ngay!". Thế là người này xin triều kiến nhà vua và nói: "Muôn tâu chúa thượng, hạ thần đã thấy một con voi tuyệt mỹ, một bạch tượng tối thắng, xứng đáng để Chúa thượng ngự. Hạ thần xin chỉ đường, song xin đưa các người quản tượng cùng đi với hạ thần và bắt voi". Nhà vua chấp thuận, cho một người thợ rừng cùng đi với gã và một đoàn tùy tùng đông đảo.

Người cùng đi với gã ấy bắt gặp Bồ-tát đang ăn uống trong hồ nước. Khi bồ tát thấy người thợ rừng kia, Ngài suy nghĩ: "Mối hiểm họa này chắc chắn chẳng phát xuất từ ai khác ngoài gã kia. Song ta rất mạnh, ta có thể đánh tan tành cả ngàn con voi, trong cơn thịnh nộ, ta lại có khả năng tiêu diệt hết đoàn voi cầm quân của một vương quốc. Tuy thế, nếu ta bị lòng phẫn hận lôi cuốn thì công đức của ta sẽ bị tổn hại. Vì vậy, hôm nay ta sẽ không nổi giận, cho dù bị gươm giáo đâm vào mình". Với quyết định này, Ngài đứng bất động, đầu cuối xuống.

Người thợ rừng bước xuống hồ sen, khi thấy vẻ mỹ lệ của các chóp ngà voi, gã bảo: "Này con, hãy đến đây!". Rồi vừa nắm lấy vòi voi giống như nắm lấy một sợi dây thừng bằng bạc, gã vừa dẫn voi đến thành Ba-la-nại trong vòng bảy ngày.

Khi mẹ Bồ-tát thấy con mình không trở về, bà nghĩ chắc hẳn đã bi quan quân nhà vua bắt rồi. Bà than khóc: "Giờ đây cây cối vẫn mọc lần, song con ta đã đi xa rồi". Và bà ngâm hai đoạn kệ :

Dù cho voi ấy phải đi xa,
Dược thảo thiện lành vẫn mọc ra,
Lúa, cỏ, trúc đào cùng huệ trắng,
Kèn xanh chỗ khuất vẫn ra hoa

Tượng vương hẳn đến tận nơi cao
Sung túc nhờ bao kẻ quý cao.
Trang điểm ngọc vàng vua chúa cởi
Dũng thắng thù nhân mặc giáp bào.

Bấy giờ người luyện voi, trong lúc còn đang đi đường, đã gởi về một tờ sớ dâng vua. Nhà vua bèn ra lệnh trang hoàng kinh thành thật đẹp. Người luyện voi dẫn Bồ-tát vào cái chuồng đã được tô điểm bằng đủ loại dây tua cùng các vòng hoa, rồi vây quanh chúa voi một bức màn màu sắc rực rỡ, xong tâu trình nhà vua. Nhà vua đem đến các món cao lương mỹ vị và bảo đưa cho Bồ-tát. Song Ngài không ăn một chút nào: "Nếu không có mẹ ta, ta không muốn ăn gì cả", Ngài bảo. Nhà vua vừa van nài Ngài ăn, vừa ngâm kệ thứ ba :

Ăn đi một miếng hỡi voi này,
Ðừng để tàn phai với úa gầy.
Phụng sự nhà vua còn lắm việc
Mà voi đảm trách một mai đây

Nghe thế Bồ-tát liền ngâm kệ thứ tư :

Không, bên ngọn núi Chiên-đồ-la
Khốn khổ bà kia, mắt tối lòa,
Nơi gốc cây rừng, chân dậm xuống,
Vì không voi chúa, ấy con bà.

Nhà vua ngâm kệ thứ năm để hỏi ý nghĩa lời Ngài :

Ai bên kia núi Chiên-đồ-la,
Khốn khổ là ai, mắt tối lòa,
Nơi gốc cây kia, chân dậm xuống
Vì không voi chúa, ấy con bà?

Voi chúa đáp lời qua kệ thứ sáu :

Mẹ tôi bên núi Chiên-đồ-la,
Khốn khổ, mù lòa, thật xót xa,
Nơi gốc cây kia chân dậm xuống
Vì tôi vắng bóng, ấy con bà.

Khi nghe vậy, nhà vua liền cho Ngài được tự do, và ngâm kệ thứ bảy :

Voi hùng phụng dưỡng mẫu thân mình,
Nên thả tự do, để mặc tình,
Thôi để voi đi về với mẹ,
Và cùng sum họp cả gia đình.

Ðoạn kệ thứ tám và thứ chín là kệ của đức Phật phát xuất từ lối thắng trí của Ngài:

Khỏi cảnh giam cầm, được thoát thân,
Tự do, voi dứt mọi dây ràng.
Thốt lời khuyên nhủ cùng vua nọ,
Voi lại trở về chốn núi hoang.

Hồ nước là đây, mắt trong ngần,
Nơi voi vẫn đến đã bao lần,
Dùng vòi hút nước rồi quay lại
Phun vẫy khắp mình đấng mẫu thân.

Song mẹ Bồ-tát tưởng là trời bắt đầu mưa, nên bà ngâm kệ thứ mười để trách móc cơn mưa :

Ai đó đem mưa thật phi thời,
Thần nào độc ác quá, trời ơí!
Vì nay con trẻ đà đi vắng,
Con trẻ xưa thường phụng dưỡng tôi.

Lúc ấy Bồ-tát mới ngâm kệ thứ mười một để trấn an mẹ già :

"Sao mãi nằm kia, dậy mẹ ôí!
Này con của mẹ đã về rồí!
Chúa Ca-thi, ngài Thông Tuệ,
Cho trẻ bình an, được tái hồi.

Và bà mẹ đáp lời cảm tạ nhà vua qua đoạn kệ cuối cùng :

Vạn tuế trường tồn bậc Ðại vương
Cầu Ngài đem lại nước vinh cường.
Tự do Ngài trả cho con đó,
Với mẹ, con tròn vạn kính thương!

Nhà vua rất hoan hỷ vì đức độ của Bồ-tát nên nhà vua truyền xây một thị trấn không xa hồ ấy và thường xuyên đến phụng sự Bồ-tát cùng mẹ Ngài. Sau đó, khi mẹ Ngài từ trần và Bồ-tát đã cử hành tang lễ mẹ trọng thể, Ngài đi thật xa đến một tịnh xá tên là Karankaka. Nơi đây, năm trăm bậc trí giả đã đến an trú, và nhà vua cũng cúng dường chư vị như trước. Nhà vua lại truyền tạc một bức tượng bằng đá có hình Bồ-tát và bày tỏ lòng tôn sùng chiêm bái nơi thờ hình tượng Ngài. Tại đó dân chúng khắp cõi Thiên Trúc dần dần tụ tập lại hằng năm cùng nhau cử hành đại lễ hội gọi là hội voi....

Khi bậc Ðạo Sư đã chấm dứt pháp thoại, Ngài tuyên thuyết Tứ Ðế và nhận diện Bổn sanh (bấy giờ, lúc kết thúc Tứ Ðế, vị Tỳ kheo phụng dưỡng mẹ đã được an trú vào Sơ quả Dự lưu): "Vào thời ấy, Ananda là nhà vua, mẫu hậu Mahamayà là mẹ voi và Ta chính là chúa voi đã phụng dưỡng mẹ mình vậy.".

Nguyên Tâm
(dịch theo bản tiếng Anh của Hội Pàli Text Society, London)

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
2 video: Kinh Pháp Cú - Kệ số 13 và 14 - Kinh Pháp Cú - Kệ số 15
Kinh Pháp Cú - Kệ số 9 kệ số 10, Kệ số 11 và 12
Kinh Pháp Cú - Kệ số 6, và Kinh Pháp Cú - Kệ số 7 và 8
KINH PHÁP CÚ - Kệ số 3 ,4 và số 5 Dhammapada Verses 3 ,4 and 5
HẦM LỬA HÓA THÀNH AO SEN
TÌ KHEO NI PHÁP DỮ
Nai Hiền
Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
Sa Di Cứu Kiến
Phật Độ Ông Gánh Phân
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3717614