Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Lá Thư Vu Lan
Tác giả:

Mùa Vu Lan lại đến, khơi dậy niềm hiếu cảm của bao người con đối với cha mẹ và cũng là mùa Tự Tứ với niềm hoan hỷ sau thời gian an cư, kiết giới tu tập của chư Tăng Ni khắp nơi trên thế giới.

Phật giáo có cả một hệ giáo lý dành cho nhân thừa, bao gồm mọi phương thức tu tập cũng như những sinh hoạt thường nhật phù hợp với chánh đạo. Hệ giáo lý này do đức Phật tùy thuận căn cơ chúng sinh mà thiết lập, nhằm giáo dục những người cư sĩ tại gia, còn ràng buộc gia đình. Do khía cạnh tại gia đó, nền giáo lý này từ nhân đến quả đều hướng về đời sống con người ở thế gian làm cứu cánh. Đó không phải là nền giáo lý mang lại giải thoát rốt ráo nhưng lại là nền tảng cho tiến trình tu tập dẫn đến giác ngộ tối hậu. Trong nền giáo lý nhân thừa ấy, có một giáo lý gọi là Báo Hiếu. Thoạt nghe qua, người ta có thể nói rằng giáo lý ấy ở đâu cũng có, đạo nào cũng có; nhưng kỳ thực, phương cách báo hiếu cũng như đối tượng báo hiếu của Phật giáo vô cùng sâu xa và rộng lớn: từ một đơn vị nhỏ của gia đình là cha mẹ ruột, có thể mở rộng đến vô tận thời gian và vô tận không gian

Về phương thức báo hiếu, Phật giáo không chỉ giáo dục người con việc chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ về mặt vật chất mà còn đặt nặng về mặt tinh thần. Ngay ở phương diện tinh thần, cũng không chỉ giới hạn trong việc làm vui lòng, hãnh diện cha mẹ bằng những thành tựu cá nhân hay thành tựu của gia đình tộc họ, mà còn nhấn mạnh về việc phải làm sao để cha mẹ có được chánh kiến, hiểu được nhân quả, biết tu tập và gieo trồng thiện nghiệp, sống an vui trong đời hiện tại, không bị đọa lạc trầm luân ở những đời sống tương lai.

Về đối tượng báo hiếu, người con Phật không chỉ giới hạn tình thương yêu và hiếu cảm của mình đối với cha mẹ hiện tiền mà còn nhớ nghĩ và thương tưởng đến cha mẹ của nhiều đời kiếp. Hình ảnh đức Phật lạy đống xương khô trong kinh Báo Phụ Mẫu Trọng Ân là một nghĩa cử cao đẹp, cảm động, nhắc nhở chúng ta rằng cha mẹ không phải chỉ có cha mẹ hiện tiền mà còn có trong đời quá khứ và trong đời tương lai; cha mẹ cũng không phải chỉ ở riêng đất nước này, địa phương nọ, mà có thể ở khắp nơi, ở quốc gia này hay quốc gia khác, ở thế giới này hay thế giới khác. Ý niệm này dẫn đến hệ luận rằng “tất cả chúng sanh là cha mẹ. Từ chỗ này, giáo lý nhân thừa bắt đầu bước chân vào Bồ tát thừa, làm nền tảng cho Phật thừa mai sau.

Khi người con Phật nhìn đâu cũng thấy cha mẹ mình thì thế giới bắt đầu đổi thay. Chúng ta có thể áp dụng giáo lý báo hiếu đến với tất cả mọi người. Chúng ta có thể nhớ ơn, đền đáp và phụng dưỡng tất cả chúng sanh, vì tất cả chúng sanh đều đã từng là cha mẹ của chúng ta qua nhiều đời kiếp quá khứ và sẽ là cha mẹ của chúng ta trong nhiều đời kiếp tương lai. Ai ai cũng mang tâm niệm ấy, canh cánh trong lòng ước nguyện báo hiếu, đền ơn cha mẹ, thì  tham, sân, si sẽ giảm đi, và thế giới sẽ hòa bình.

Thông điệp báo hiếu ấy, đức Phật không chỉ dạy riêng cho những người cư sĩ tại gia tu tập chánh đạo mà còn nhắn gửi đến tất cả những ai còn mang nặng vô minh, vọng chấp cá nhân mà gieo rắc tai họa, khổ đau, khốn cùng đến nhiều người khác. Người con Phật chân chính luôn nhìn thấy niềm vui và nỗi khổ của tha nhân, của chúng sinh khác, như là chính niềm vui và nỗi khổ của mình. Mỗi hành vi, cử chỉ, việc làm, lời nói của mình đều ảnh hưởng đến đời sống của tha nhân. Áp dụng vào quốc gia, từ người dân cho đến người cầm nắm vận mệnh đất nước, ai cũng phải học cái nhìn của người con hiếu thảo đối với cha mẹ thì mới mong mang lại hạnh phúc rộng lớn và an vui thực sự cho nhân quần. Kẻ cầm quyền không thấy người dân như là cha mẹ của mình thì không thể nào hiếu với dân được.

Quê hương chúng ta, một quê hương ảnh hưởng truyền thống báo hiếu sâu nặng từ nhiều ngàn năm, không lý nào mỗi lúc càng suy đồi lụn bại, không lối thoát? Không phải chúng ta không có phương hướng. Chỉ vì chúng ta không biết, hoặc đã quên áp dụng những đạo lý cao đẹp vào đời sống thường nhật đó thôi.

Nhân dịp Vu Lan, mùa Báo Hiếu, chúng tôi xin chắp tay hướng về tất cả cha mẹ của mười phương thế giới, nguyện cầu cho tất cả đều được an vui giải thoát, sinh ra nơi đâu cũng có nhân duyên gặp được chánh đạo; và mong rằng giáo lý Báo Ân Cha Mẹ này sẽ được mọi người lấy làm phương châm để sống như những người con hiếu thảo đối với tất cả cha mẹ, đối với tất cả chúng sanh, kiến tạo một thế giới hòa bình, an lạc và tràn đầy hiếu cảm.

Nam mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Lá Thư Vu Lan
Lá Thư Vu Lan
THÔNG BẠCH VU LAN 2019 - Phật Lịch 2563 của Hội Đồng Giáo Phẩm GHPGVNTNHK
Lá Thư Vu Lan
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3718371