Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Trung Quốc: Chùm ảnh Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự miền Giang Nam
Tác giả:
Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự khởi thủy với danh xưng Trùng Huyền Tự, khai sơn vào đầu thế kỷ thứ 6, niên đại Thiên Giám thứ 2 (503), đời Minh quân Hộ pháp Lương Vũ Đế (464–549), đồng thời với các ngôi Danh lam Cổ tự tại Tô Châu như Hàn Sơn Tự, Linh Nham Tự, Bảo Thánh Tự. Minh quân Hộ pháp Lương Vũ Đế dùng Phật hóa trị quốc, toàn quốc sùng Phật, Cơ sở Tự viện Phật giáo được xây dựng khắp nơi, lúc bấy giờ tại Trường Châu có vị quan tên là Lục Tăng Tán, nhân thấy Từ vân (áng mây lành) phủ kín trên mái nhà mình, nên phát tâm cúng dường tư gia của mình để cải thành Tự viện Phật giáo và đặt danh hiệu “Trùng Vân Tự-重雲寺“. Minh quân Hộ pháp Lương Vũ Đế hay tin rất vui mừng và sắc chỉ ban biển ngạch đề “Đại Lương Quảng Đức Trùng Huyền Tự-大樑廣德重玄寺”. Từ đó ngôi Già lam này được gọi là “Trùng Huyền Tự-重玄寺“.

Vào thời Đường Vũ Tông Hoàng đế niên hiệu Hội Xương nhị niên (842) Về kinh tế xã hội, Vũ Tông Hoàng đế ra sức đàn áp tôn giáo, nhất là Đạo Phật, gây nên một vụ trấn áp lớn mà Phật giáo xưng là Pháp nạn Hội Xương (845). Ngôi Trùng Huyền Tự bị phá hủy, sau khi pháp nạn đã qua, chư tăng tái kiến lại ngôi Danh lam Cổ tự tại trấn Duy Đình cách thành Tô Châu khoảng 30 dặm (1 dặm = 0.5 km = 500 m tính theo Dặm Trung Quốc) và đổi danh hiệu “Trùng Nguyên Tự-重元寺”.

Vào thời đại Ngô Việt Tiền Lưu, niên hiệu Thiên Bảo (908-923) ngôi Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự được tiến hành trùng tu đại quy mô, một trong những ngôi Đại già lam nguy nga tráng lệ nhất trong thiên hạ, mặt tiền hai hòn núi đất lưỡng tọa, tiền đình lập thạch lưỡng khối khác nhau, một bức tượng Phật Vô Lượng Thọ bằng đồng cao đứng giữa trung tâm, 16 vị tôn tượng A La Hán lưỡng biên. Năm tòa nhà riêng biệt.

Vào thời đại Tống Huy Tông niên hiệu Tuyên Hòa (1119-1125) ngôi Danh lam thắng tích được đổi danh hiệu “Thừa Thiên Tự-承天寺”,  vì Triều đình cấm chỉ Tự viện liên quan đến những mệnh danh “Thiên, Thánh, Hoàng, Vương”,  và ngôi Thừa Thiên Tự một lần nữa phải đổi danh hiệu “Năng Nhân Tự-能仁寺“.

Vào thời Tống Chân Tông niên Đại Trung Tường Phù nguyên niên (1008), Nam Sư Trinh cùng môn nhân gia tộc sau khi thương lượng và đã một lần nữa trùng tu lại ngôi Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự.

Vào thời Nguyên Ninh Tông niên hiệu Chí Thuận nguyên niên (1332),  ngôi Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự đã bị hỏa hoạn phá hủy hoàn toàn.

Vào thời Nguyên Huệ Tông niên hiệu Chí Chánh (1341-1368) được tái khôi phục lại do lão Hòa thượng Duyệt Nam Sở trùng kiến, toàn bộ kiến trúc được phục dựng nguyên trạng quy mô như xưa.

Vào hai thời đại Tống, Nguyên, lưỡng cá danh tự hợp thành một với danh xưng “Thừa Thiên Năng Nhân Tự-承天能仁寺”.

Đến đời Thanh Thánh Tổ Khang Hy Hoàng đế (Trị vì 1662- 1722) vì kỵ tên húy của vua là “Huyền” nên chùa được gọi là Trùng Nguyên cho đến ngày nay.

Thịnh suy hưng phế là một quy luật tất yếu như một vòng tuần hoàn khép kín. Đại cách mạng văn hóa – 文化大革命) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội Trung Quốc.

Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay. Nhiều công trình Tôn giáo như Cơ sở Tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, ngôi Tuyết Đậu Tư Thánh Thiền Tự cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người Cộng sản vô thần cực đoan tàn ác.

Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.

Những thập niên 50, Mao Trạch Đông, lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà sa số tội ác với một dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng.

Thật khủng khiếp cho những người Cộng sản vô thần cực đoan, đã gây ra vô số tội ác với dân tộc đất nước Trung Quốc và các nước lân bang.

Vào thập niên 70 của thế kỷ 20, trong cuộc Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc, ngôi Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự bị triệt phá hoàn toàn.

Vào thập niên 80, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc thực hiện Chính sách cải cách đổi mới, bắt đầu toàn diện quán triệt thực hiện Chính sách Tự do Tín ngưỡng Tôn giáo, Cơ sở Tự viện Phật giáo lần lượt khôi phục sinh hoạt, Tăng ni xuất gia càng ngày càng đông, nhưng Tăng tài của Phật giáo thì lại quá giới  hạn.

Năm 2003 ngôi Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự mới đủ nhân duyên tái tạo lại, khôi phục lại diện mạo của Tổ đình. Ngôi Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự được phục dựng lại trên diện tích 300 mẫu, Đại đường quy mô trang nghiêm hùng vĩ, ngôi Tòng lâm phạm vũ nằm trên vùng đất bán đảo tuyệt đẹp bên cạnh hồ Dương Trừng, giữa hồ lại có một hòn đảo nhỏ, trên đảo kiến tạo một ngôi Quan Âm các cùng với Trùng Nguyên Cổ Tự hợp thành Liên Hoa Phật Quốc, Quan Âm Đạo tràng, Vạn Phật trang nghiêm tạo nên một nét vô cùng độc đáo. Ngôi Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự được trùng hưng thể hiện sự thành tựu Đạo tràng của Tam bảo, ba ngôi quý báu, Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo uy nghiêm, Phật pháp hưng thịnh, trường tồn.

Chùm ảnh Danh lam Thắng tích Trùng Nguyên Cổ Tự miền Giang Nam, trân trọng kính giới thiệu đến quý đọc giả cùng thưởng lãm:

Vân Tuyền
(Nguồn: Chong Yuan Si)

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Khám phá Hình ảnh Nghệ thuật Kiến trúc Đại Bảo tháp Sanchi Ấn Độ
Nhật Bản: Những Ngôi Chùa Cổ Tích
Indonesia: Danh thắng Phật giáo Linh Sơn Tế Ngọc Tự
Danh lam Cổ tự Oheosa được Thiên nhiên Ưu đãi nhất Hàn Quốc
Kinh Phật Thuyết Công Đức Tạo Tháp
NGƯỜI " TẠC NỤ CƯỜI PHẬT" NÓI VỀ "PHÁP TU TẠO TƯỢNG"
Khám phá hình tượng rồng và lá bồ đề trong điêu khắc thời Lý
Chùa Linh Mụ - Một miền tâm thức và tình cảm của người dân xứ Huế
Hàn Quốc: Thượng Viện Cổ Tự - nơi Bồ tát Văn Thù thị hiện
Hoa Nghiêm Cổ Tự - Danh thắng Phật giáo Hàn quốc
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3717819