Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
CHÙA TRẦM HƯƠNG
Tác giả:

Ni sư đạo hiệu là Hạnh Tấn, quê quán Quảng Ngãi, vào Nam từ những năm đầu thập niên 1980, lập am thất tĩnh tu trên vùng đất thiêng của Đại Tùng Lâm.
Thời gian đầu, chỉ một mình, Sư không cần tài chánh để sinh hoạt: chỉ trồng rau quanh thất sống qua ngày mà giữ đạo, hành đạo. Sau, từ năm 1985, nhân có vài người xin xuất gia, lại muốn đệ tử được học hành đầy đủ, vượt khỏi hoàn cảnh từ chùa quê ngày xưa của mình, Sư đã làm nhang để độ nhật, nuôi chúng. Bấy giờ làm nhang bằng tay, phải tốn nhiều thời gian mới có đủ nhang đi bán. Cho đến năm 2013 Sư mới sắm được máy se nhang bằng điện, tăng được năng suất gấp 5 lần so với thời gian làm bằng thủ công.
Với ý nguyện nâng đỡ lớp hậu sinh trong việc học hành, Sư đã chịu khó gánh nhang, chở nhang đi bán gần-xa; có khi đi xe lên tận Sài-gòn để bán tại các chợ hoặc bán lẻ tại các chùa. Các sư cô đệ tử nhờ đó được đi học các trường trung cấp phổ thông ở ngoài, trung cấp Phật học tại địa phương, cho đến tham dự đại học Phật giáo tại Học viện TP. HCM (Viện Đại Học Vạn Hạnh cũ). 
Đời sống đạm bạc khó khăn của ngôi tịnh thất nghèo không phải người xuất gia nào cũng vượt qua được. Đã có những sư cô trẻ rời bỏ tịnh thất, hoàn tục hoặc tìm nơi chốn tu học khác an nhàn hơn. Nay hàng đệ tử  chỉ còn hai vị, mà một trong các sư cô đang tu tập tại tịnh thất với Ni sư Hạnh Tấn là Sư cô Thích Nữ Nhuận Định (sư cô kia đang đi học xa). Sư cô Nhuận Định từng vừa học vừa phụ giúp Sư làm nhang. Sư cô cũng đã trải qua những ngày cực nhọc chở nhang đi bán. Nhất là vào những ngày cận Tết, Sư cô Nhuận Định đã phải rời mái Học viện về tịnh thất, ngày đêm cặm cụi làm nhang rồi đem về Sài-gòn, trải tấm nhựa xuống lề đường, bày nhang bán từng lọn, từng bó cho dân thành phố. Trải bao năm như thế, cuối cùng sư cô cũng đã tốt nghiệp Cử nhân Phật học Khóa 7 (2007 - 2011) tại Học viện, và lấy thêm Văn bằng 2 Khóa 8 (2013), trở về tịnh thất, nối nghiệp sư phụ để chăm lo việc hướng dẫn phật-tử địa phương tu tập.
Hiện nay Ni sư Hạnh Tấn cũng đã già yếu, lại có bệnh nan y. Sư không có ý phát triển cơ sở nguy nga, to lớn, nhưng theo lời Sư nói, ít nhất cũng phải để lại một ngôi chùa nhỏ vừa đủ cho đệ tử có nơi an cư, tiếp nối việc hoằng pháp độ sanh. Mà ngôi chánh điện khiêm tốn xây dựng gần 40 năm trước, nay đã tường nứt, mái dột, khiến sư không yên lòng. 
Sư đã xin được giấy phép xây cất lại ngôi chánh điện để thay cho chánh điện cũ mục nát, nhỏ hẹp, vốn chỉ dành cho Ni chúng trong chùa. Sau nhiều năm sinh hoạt với quần chúng phật-tử, ngôi chánh điện của tịnh thất cũng cần mở rộng thêm, cũng như tịnh thất Hạnh Tấn sẽ đổi thành Chùa Bảo Sơn (lấy chữ đầu là "Bảo" theo tên ngôi chùa Tổ tại Hội An là chùa Bảo Thắng, nơi Sư thí phát, xuất gia; và "Sơn" là vì chùa nằm gần Núi Dinh, Thị Vải). Hiện nay, Chùa Bảo Sơn vẫn duy trì việc làm nhang để độ nhật vì sự cúng dường của phật-tử nghèo trong vùng không đủ để trang trải các chi phí, nói gì đến việc xây lại ngôi chánh điện với kinh phí dự trù là 600 triệu đồng VN (khoảng 30 nghìn Mỹ kim).
Vào tháng 5.2015, Sư đã nhờ tôi kêu gọi giúp xây lại ngôi chánh điện đang thời kỳ suy sụp, xuống cấp, mà mãi đến hôm nay tôi mới đặt bút để viết về ngôi Tam Bảo nầy.
Lý do vì sao có sự chậm trễ này thì tôi đã giải thích, mong Sư và Sư cô nhẫn nại, chờ đợi. Nguyên là vào tháng 4.2016, chuẩn bị vận động để xây chánh điện Chùa Bảo Sơn thì xảy ra vụ Formosa - Hà Tĩnh, cá chết hàng loạt dọc suốt 120 km bờ biển Việt Nam, làm cho hàng triệu ngư dân và cư dân duyên hải bị thiệt hại; tiếp đến lại xảy ra lũ lụt miền Trung khiến hàng trăm ngàn dân khốn đốn, mất nhà cửa, tài sản, thiếu ăn, mất mùa… Trước tình hình như thế tôi chỉ có thể tận sức mình để chăm lo việc lạc quyên cứu trợ nạn nhân lũ lụt, không thể lo việc vận động xây chùa. 
Nay vụ Formosa tuy vẫn còn là một vấn nạn cho người dân nhưng cũng đã tạm thời lắng xuống; còn lũ lụt miền Trung cũng dần dần được khắc phục với sự chung tay trợ giúp của nhiều cá nhân, tổ chức xã hội, tôn giáo, trong nước và hải ngoại; tôi mới bình tâm ghi lại những dòng nầy. 
Thứ nhất là để giữ lời hứa với Sư: dựng lại ngôi chánh điện để dành cho thế hệ kế thừa; thứ hai, tôi cũng muốn Sư được yên lòng trước khi ngọn gió vô thường lão bệnh thổi qua ngôi tịnh thất nhỏ bé ấy.
Và thứ ba, là điều tôi tâm đắc, muốn trân trọng ghi xuống nơi đây tâm nguyện và ý chỉ hành đạo mà Sư đã dạy cho đệ tử trong sự tu tập lẫn việc sinh kế hàng ngày là sản xuất nhang.
Suốt quãng đời mấy chục năm xuất gia, Sư chuyên tâm niệm Phật ngày đêm; đặc biệt tôn thờ Đức Quán Thế Âm Bồ-tát như là biểu tượng cao đẹp mà cụ thể nhất trong cõi ta-bà. Việc se nhang, bán nhang để có lợi nhuận nuôi chúng của Sư cũng không đơn giản, và không giống như những cơ sở làm nhang khác. Sư đã biến việc làm nhang trở thành một hạnh nguyện: từ lúc khởi sự trộn bột, tẩm màu chân nhang, cho đến khi se từng cây nhang, phơi nhang, Sư đều đặt vào đó lời nguyện cho những ai cầm đến cây nhang, thắp lên cây nhang, đều nhờ nhân duyên xông ướp trầm hương tán thán đức hạnh của Tam Bảo, mà phát tâm chuyên tu Giới, Định, Huệ. Mỗi cây nhang từ nơi tịnh thất nầy gửi đi là gửi cả tâm nguyện của người xuất gia theo đó, nguyện cho mọi người, cho chúng sanh thoát ly khổ hải, đạt đến an vui giải thoát.
 Cảm kích tâm nguyện cao đẹp của Sư, tôi liên tưởng một hình ảnh đẹp, một cái tên đẹp khi nhắc về ngôi chùa này, ngoài tên Bảo Sơn, đó là "Chùa Trầm Hương."
 
Xông ướp tâm hương cúng dường
Nhang trầm gửi người muôn phương
Gieo duyên Tam Bảo đời đời
Đẹp thay hạnh nguyện Bảo Sơn.

 
Và cũng với niềm cảm kích ấy, nhân dịp lễ vía Đức Phật Thích Ca Thành Đạo, và cũng là những ngày cuối năm, sắp qua năm mới, tôi không ngần ngại viết lời kêu gọi nầy, kính mong chư tôn đức và đạo hữu gần-xa, dù có đến được hay không, hãy ghi thêm tên ngôi chùa nầy trong danh sách hành hương đầu năm của quý vị, từ bi hoan hỷ góp lời cầu nguyện, khuyến khích, ủng hộ tinh thần, và yểm trợ tịnh tài để Ni Sư Thích Nữ Hạnh Tấn thành tựu ước nguyện xây lại ngôi chánh điện nơi đây.
Đốt trầm hương, cung kính đảnh lễ chư tôn đức, và thành kính tri ân công đức đóng góp của chư thiện hữu bốn phương.

California, ngày 05.01.2017
Vĩnh Hảo

Mọi thư từ liên lạc, chi phiếu ủng hộ xây cất,
xin gửi / gọi về:
SƯ CÔ THÍCH NỮ NHUẬN ĐỊNH
(NGUYỄN THỊ TRẦM HƯƠNG)
CHÙA BẢO SƠN
Thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số tài khoản: 008 1000 623 767
Ngân hàng Vietcombank, Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu
 
Điện thoại di động:
0903096610 (Ni Sư Thích Nữ Hạnh Tấn)
0903096610 (Sư cô Thích Nữ Nhuận Định)
 ---oOo---
 
 Sau đây là một số hình ảnh của Tịnh Thất Hạnh Tấn,
tức Chùa Bảo Sơn, thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu:

 
 
 
 
Tôn tượng Quán Âm lộ thiên trước ngôi chánh điện nhỏ hẹp
của Chùa Bảo Sơn


 Chánh điện lợp mái tôn, chiều ngang 4 mét


Chánh điện Chùa Bảo Sơn, trần nhà bị nứt, dột
 
Tường vách cũng nứt nẻ

Loang lổ
 

Bên hông chánh điện, cửa mở vào nhà hậu Tổ
 
 
Ni Sư Hạnh Tấn (phải) và Sư Cô Nhuận Định (trái)
 
Ni sư Hạnh Tấn cho biết thời gian đầu chỉ se nhang bằng tay;
về sau mới có được máy làm nhang, đỡ nhọc hơn.
 

Ni sư đang giải thích cách trộn bột, se nhang

 
 
Một thời kinh ở Chùa Bảo Sơn
 
 

Nhuộm chân nhang, phơi
 
 
 


Phật tử hành hương dịp Tết Bính Thân
Bảng tên Chùa Bảo Sơn đã được dựng lên 
 
---oOo---

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
BÁO CÁO CHƯƠNG TRÌNH TRAO NHÀ TÌNH THƯƠNG VÀ TẶNG QUÀ CHO CÁC GIA ĐÌNH BỊ ẢNH HƯỞNG THIÊN TAI BÃO LŨ - SẠT LỞ 2024
Thư Cảm Tạ Cứu Trợ Nạn Nhân Động Đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
PHƯƠNG DANH QUÝ ĐỒNG HƯƠNG PHẬT TỬ PHÁT TÂM ỦY LẠO NẠN NHÂN ĐỘNG ĐẤT TẠI THỔ NHĨ KỲ VÀ SYRIA
TÂM THƯ KÊU GỌI CỨU TRỢ NẠN NHÂN ĐỘNG ĐẤT TẠI THỔ NHĨ KỲ VÀ SYRIA
Hoa Kỳ: Phật tử Việt Nam tại California và New York Sản xuất Mặt nạ Y tế Cung cấp cho các Bệnh viện - (Vietnamese Buddhists in California and New York Manufacture Face Shields for Hospitals in Need)
Chư vị Giáo sư Phật giáo Thành lập “Pháp Cứu Tế” góp 500.000USD giúp phòng chống dịch COVID-19. (Buddhist teachers form “Dharma Relief” to Raise over US$500,000 in Response to Coronavirus)
Cứu người là Chánh đạo, Phật Quang Sơn tặng thêm 300.000 Mặt nạ, giúp Hoa Kỳ trên “Trận chiến” Phòng chống dịch Covid-19 - (救人是正道 佛光人再送30萬口罩助美抗疫)
VẬN ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH MAY KHẨU TRANG
CHƯƠNG TRÌNH Y TẾ TỪ THIỆN CỦA HỘI SAKYA CARE FOUNDATION
THÔNG TƯ KÊU GỌI CỨU TRỢ NẠN NHÂN BÃO LỤT TẠI QUÊ NHÀ
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3717569