Quần đảo Riau, (Kepulauan Riau) là một quần đảo đồng thời là một tỉnh của Indonesia, cảnh quan đẹp, có nhiều khu nghỉ mát bên bờ biển thơ mộng, nổi tiếng với du khách trong và ngoại quốc, nhưng quý bạn có thể chưa có thông tin về một ngôi Đại Già lam quy mô, Danh thắng Phật giáo Linh Sơn Tế Ngọc Tự.
Ngôi Đại Già lam Linh Sơn Tế Ngọc Tự, được xây dựng trên một ngọn đồi không quá cao, tuy nhiên cái gọi là “Núi không cao có Tiên nên danh tiếng; Nước chẳng sâu có Rồng tự hiển linh”. An lạc từng bước chân gần hơn về phía Đạo tràng liền cảm giác linh khí thiên địa.
Ngôi Đại Già lam Linh Sơn Ngọc Tự được chính thức thành lập vào cuối năm 2003, chủ yếu cúng dường đức Bồ tát Đại Nguyện Vương, do đó có danh xưng Tế Ngọc Địa Tạng Điện, sau đó cúng dường Bồ tát Linh Sơn Hội Thượng Phật, do đó có danh xưng Linh Sơn Tế Ngọc Tự. Kể từ năm 2005, ngôi Tự viện đã được khuếnh đại, cúng dường Chư vị Phật, Bồ tát, Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Đại Bi Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Trí Văn Thù, Bồ tát Đại Hạnh Phổ Hiền, Bồ tát Hộ pháp Vi Đà, Ngũ bách La Hán (500 vị La Hán), chư vị Hộ pháp Già lam, Quan Công, Thiện Tài Đồng Tử cùng Long Nữ . . .
Tông chỉ của Linh Sơn Ngọc Tự chủ yếu thúc đẩy việc quảng bá giáo dục Phật giáo. Trực tiếp thông qua, và dễ dàng tiếp cận Văn hóa Phật giáo, truyền đạt ánh sáng Từ bi Trí tuệ của đức Phật đến với người dân. Linh Sơn Tế Ngọc Tự không chỉ là một địa điểm du lịch, nơi Bảo tàng Văn hóa nghệ thuật Phật giáo, chạm khắc những pho tượng độc đáo, phát triển việc lấy sứ mạng “Hoằng pháp lợi sanh là sự nghiệp”.
Đệ tử Phật gia tự nhiên hiểu rõ lai lịch Ngũ bách danh La Hán (500 vị La Hán), và cũng để cho mọi người hiểu rõ ý nguyện của Linh Sơn Tế Ngọc Tự.
Căn cứ cổ tịch sở thuật, La Hán tức A La Hán, Ứng chân, tiếng Phạn gọi là Arahat. Chữ Arahat hay A la hán có 3 nghĩa: Sát tặc, Vô sanh và Ứng cúng.
a) Sát tặc là giết sạch hết giặc phiền não trong tâm. Bọn giặc phiền não chúng nó hung tợn dữ dằn lắm. Những thứ phiền não gốc ngọn gì, các Ngài cũng đều giết sạch hết, nên gọi là sát tặc.
b) Vô sanh đồng nghĩa với Niết bàn. Nghĩa là các Ngài đã đạt được một trạng thái tâm lý yên tịnh không còn sanh diệt nữa. Nói rõ, là các Ngài không còn sanh tử luân hồi.
c) Ứng cúng là các Ngài thật xứng đáng cho trời người cúng dường. A la Hán có 3 nghĩa như thế.
Ngũ bách La Hán là một danh xưng thường được đề cập trong kinh điển, có khi danh xưng nầy được đồng nhất với Năm trăm tỷ-khưu (Ngũ bách tỷ-khưu) và Năm trăm cư sĩ. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến Năm trăm vị vẫn còn lưu truyền. Chẳng hạn, trong kinh Pháp Hoa, phẩm Ngũ bá đệ tử thọ ký, đức Phật thọ ký cho 500 đệ tử sau khi họ nhập niết-bàn.
Trong cuốn Pháp trụ ký có ghi lại rằng cứ mỗi nhóm 16 vị A-la-hán sẽ chịu trách nhiệm ở một quốc độ, và mỗi nhóm đều có các đoàn tùy tùng, 500 A-la-hán trở nên một chỉnh thể cơ bản. Cũng vậy, tương truyền sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, ngài Ma-ha Ca-diếp cùng với 500 vị A-la-hán tổ chức kết tập lần đầu tại thành Vương Xá (Rājagṛha ). Vào thời vua A-dục (Aśoka), 500 vị Tăng đã chứng A-la-hán và 500 vị Tăng chưa chứng quả đã họp lại để trùng tuyên lại giáo lý của đức Phật. Lần kết tập thứ tư vào thời Vua Ca-nị-sắc-ca (s: Kaniṣka) ở nước Càn-đà-la (s: gandhāra) để kết tập Đại Tỳ-bà-sa Luận (c: Da piposha lun). Con số ‘năm trăm’ trong những chuyện như vậy chắc chắn là biểu tượng cho con số ‘vài trăm’ và không biểu thị cho con số nhất định. Cũng thế, không có chi tiết nào trong những câu chuyện trên đưa ra được tên của từng vị A-la-hán. Chúng ta biết rằng chính vào đời Đường, Năm trăm A-la-hán lần đầu tiên được đề cập đến ở Trung Hoa. Theo Ngũ đại danh họa bổ ký (c: Wudai minghua buyi; e: Supplement to Famous Paintings of the Five Dynasties Era), điêu khắc gia nổi tiếng đời Đường là Yang Huizhi đã tạc tượng 500 vị A-la-hán cho chùa Guang'ai si ở Hồ Nam, đó là sự kiện điêu khắc được biết sớm nhất về tượng 500 vị A-la-hán ở Trung Hoa.
Trong bài phát biểu lễ khánh thành Ngôi Đại Già lam Linh Sơn Ngọc Tự, Tiến sĩ H. Nurdin Basirun, Thống đốc thứ ba tỉnh Riau nhấn mạnh về việc Danh lam thắng cảnh Phật giáo địa phương sẽ trở thành tiềm năng du lịch sinh thái văn hóa tâm linh, phát triển kinh tế xã hội tại quần đảo Riau. Đây là một tiêu chuẩn của cộng đồng trong đa dạng hóa làm điểm đến tham quan du lịch.
Thống đốc H. Nurdin Basirun phát biểu: “Sự đa dạng này tạo ra rất nhiều sự lựa chọn cho các địa điểm du lịch, nó sẽ làm cho thành phố biển Tanjung Pinang và quần đảo Riau thường được biết đến với công chúng nói chung. Ngoài việc tăng tiềm năng du lịch chắc chắn là phù hợp với việc sự gia tăng doanh thu, sự ủng hộ của tất cả các bên là cần thiết trong việc phát triển khu vực. Tngôi Đại Già lam Linh Sơn Ngọc Tự có 500 pho tượng A La Hán, các ngài đã đạt đến quả vị cao nhất cuẩ sự Thánh thiện, tiêu biểu cho hàng Thánh Tăng trong Tam Bảo Phật giáo.
Những pho tượng A La Hán với những tư thế khác nhau qua những hạnh nguyện của các ngài, tạo cảm hứng trong Thánh thiện để truyền bá giáo lý Phật đà trên toàn thế giới, những biểu hiện trên khuôn mặt khác nhau của quý ngài tạo nét đặc trưng để thu hút du khách thập phương hành hương chiêm bái. . .”.
https://www.youtube.com/watch?v=PXBOWmO97Us
https://www.youtube.com/watch?v=owX2SrXnaXQ
https://www.youtube.com/watch?v=twZMN4-SlwM
https://www.youtube.com/watch?v=3BlDFEEz4e8
https://www.youtube.com/watch?v=5qTXHeD0BKo
https://www.youtube.com/watch?v=BzzWgWu1TfY
Vân Tuyền (Nguồn:
(Indonesia Sin Chew Daily)