Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Khái lược Phật tử Nhập cư miền Tây nước Mỹ (West Buddhists in the American summary)
Tác giả: Thích Vân Phong biên dịch

Nhân duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp của người Nhật nhập cư vào nước Mỹ hòa cùng ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật bắt đầu vào giữa thế kỷ 19, khi công nhân Trung Quốc và những người nhập cư đến bờ Tây quần đảo Hawaii, tiểu bang có tỷ lệ cư dân gốc Á cao nhất tại Hoa Kỳ. Cả hai nhóm dân tộc này đã sớm xây dựng cơ sở tự viện Phật  giáo ở Mỹ; đến năm 1875, họ đã có 8 cơ sở tôn giáo tại khu phố Tàu ở Quận San Francisco, một trung tâm văn hóa, thương mại và tài chính ở tiểu bang California của Hoa Kỳ.

Họ đến trong cơn sốt vàng, vùng đất mà họ gọi là “Núi Vàng” (Gold Mountain). Nhiều người đã trở thành thợ mỏ và những người khác làm việc trong trang trại, làm ngư dân, thợ mộc và công nhân xây dựng trên đường sắt Trung tâm Thái Bình Dương.

Những người nhập cư từ Trung Quốc đã xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo, được hỗ trợ bởi nhiều “Hiệp hội” khác nhau, đã thu hút nhiều thành viên từ các quận cụ thể từ Trung Quốc. Phật giáo đồ Trung Quốc đã mang theo những hình ảnh chư Phật và Bồ tát, với những biểu tượng Bi, Trí, Dũng, cũng như thế giới tôn giáo đa dạng phong phú như các tôn giáo ảnh hưởng lớn tại Trung Quốc, Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo. 

Đến năm 1875, đã có đến tám cơ sở tôn giáo ở Khu phố Tàu, San Francisco, hầu hết nằm trên các tầng cao nhất của Văn phòng Hiệp hội Trung Quốc. Ngôi Thiên Hậu Cổ Miếu và Cương Châu Cổ Miếu là một trong những cơ sở tôn giáo của người Trung Quốc lâu đời nhất tại địa phương này.

Những cơ sở tôn giáo trong các làng chài và các trại khai thác khác thường là những tạm thời như nhà kho dựng tạm. Cơ sở tôn giáo lịch sử được bảo tồn ở Weaverville, California là một ví dụ về thời kỳ xây dựng cơ sở tôn giáo từ khi mới nhập cư.

Vào cuối thế kỷ 20, hàng trăm ngôi Tự viện Phật giáo và các ngôi đền thờ, miếu mạo tín ngưỡng tôn giáo Trung Quốc có thể được tìm thấy dọc theo bờ biển phía Tây và dãy núi Rocky (Rặng Thạch Sơn) miền Tây Bắc Hoa kỳ.

Trong lãnh thổ Montana, một tiểu bang nằm ở miền tây bắc Hoa Kỳ có những nghi lễ Vu Lan thường niên của cộng đồng người Hoa tưởng niệm, tri ân những người đã khuất sớm nhất vào đầu năm 1869. Có những cộng đồng Phật giáo ở Helena và Butte, Hoa Kỳ. 

Năm 1860, một phần mười dân số California là người Hoa, và vào năm 1870, một phần mười dân số của lãnh thổ Montana là người Trung Quốc.

Vào những năm 1880, người Nhật Bản bắt đầu đến Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhập cư Nhật Bản được kiểm soát nhiều hơn so với Trung Quốc. Người nhập cư thường được kiểm tra và nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản. Những người nhập cư Nhật Bản, đặc biệt là những tôn phái Tịnh độ Chân tông Phật giáo Nhật Bản cũng thành lập các tổ chức tôn giáo và cơ sở tự viện Phật giáo của cộng đồng họ. 

Năm 1898, Hiệp hội thanh niên Phật tử và Đoàn Truyền giáo đạo Phật Bắc Mỹ được thành lập. 

Vào năm 1912, hai mươi cơ sở tự viện Phật giáo, do chư tôn tịnh đức tăng già được biệt phái từ Nhật Bản lãnh đạo. Những “Sứ giả Như Lai” truyền đăng tục diệm chính pháp Phật đà, đã giúp nuôi dưỡng mối quan hệ giữa thế hệ thứ nhất và thứ hai của cộng đồng người Mỹ gốc Nhật. Họ đã hưởng chế độ hỗ trợ mà người nhập cư Trung Quốc thì không có. 

Khái lược quá trình Phật giáo hình thành, phát triển ở miền Tây Hoa Kỳ là vậy. Đến nay, Phật giáo tại Hoa Kỳ không chỉ nơi miền Tây, mà phát triển khắp đất nước, phù hợp nhu cầu khát ngưỡng của đông đảo tín chúng hướng về tôn giáo của hòa bình, bác ái, từ bi. Đó, chính giáo Phật giáo vậy!

Thích Vân Phong biên dịch

 (Nguồn: Harvard University)

Khái lược Phật tử Nhập cư miền Tây nước Mỹ

Khái lược Phật tử Nhập cư miền Tây nước Mỹ

Khái lược Phật tử Nhập cư miền Tây nước Mỹ

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Khái lược 4 trường Đại học Phật giáo tại Hoa Kỳ (Buddhist Universities in the United States of America)
Hoạt Động Của Tâm Thức và Não Bộ Là Một Hay Khác?
Đại sư Cát Tạng, người Kế thừa và Xiển dương Tam Luận tông (吉藏大師行狀, 549-623)
Đọc "Thán Dị Sao" của ngài Thân Loan qua bản dịch của HT. Thích Như Điển
Những bức tranh Hộ pháp Bảo vệ Phật pháp Hàn Quốc (Defending the Dharma: Korean Buddhist Guardian Paintings)
Phương hướng Khoa học trong Thời đại Văn minh (Toward an Enlightened Science)
‘Cuộc Hành Trình’ Dài Của Đức Phật Tới Châu Âu Và Châu Phi
Giới Thiệu Bản Dịch Việt ‘Hiện Tượng Luận Phật Giáo’ Của Thích Nhuận Châu
Kinh Pháp Hoa Được Dịch và Phổ Biến Ở Tây Phương Như Thế Nào?
Cao tăng Tiêu biểu Phật giáo Triều đại nhà Đường Trung Hoa (Biksu Tiongkok dan Dinasti Tang)
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3718321