Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Phật giáo và Tự do Tư tưởng (Buddhist Thoughts on Freedom)
Tác giả: Tác giả: Sensei Alex Kakuyo Biên dịch: Thích Vân Phong

Trước đây, tôi đã quyết định buông bỏ hết tài sản thế gian của mình và sống đơn giản thanh bần trong một trang trại. Có nhiều lý do để giải thích tại sao tôi đưa ra quyết định này, từ tâm linh đến trần tục. Nhưng cách giải thích đơn giản nhất là 'Tôi muốn tự do'. Tôi cảm thấy bị ràng buộc trong một công việc không như ý muốn của công ty. Tôi xúc động trước sự tấn công dữ dội của các phương tiện truyền thông của công ty đã liên tục nói với tôi rằng, tôi chỉ có một lần hạnh phúc và tôi khao khát có cơ hội tu tập theo đạo Phật trong hòa bình. 

Vì thế, tôi thu nhỏ thế giới của mình lại, những gì có thể gọn trong một chiếc túi vải thô quân đội và tôi đổi quần kaki, áo sơ mi polo của mình để lấy bộ bốt công sở và quần jean. Tôi tìm thấy sự tự do trong trang trại, nhưng không phải theo cách mà tôi tưởng tượng và chắc chắn là không nhanh chóng. Thay vào đó, những tháng đầu tiên của cuộc sống nông trại của tôi chỉ toàn là sự bối rối và đau khổ. Những quan niệm về việc bình dị của tôi sẽ như thế nào khi tự trồng và sản xuất thực phẩm đã được thay thế bằng những thực tế vất vả của công việc lao động lưng chừng hoàn thành dưới cái nắng gay gắt.

Mỗi buổi sáng, chân và vai của tôi đau nhức, sau khi tôi cố gắng nỗ lực phục hồi sau những ngày cuối cùng. Bàn tay tôi chay cứng, cơ bắp tay cũng rất đau bởi chặt củi. Tuy nhiên, ngoài cuộc đấu tranh về thể chất, còn có sự xáo trộn về tinh thần khi chơi đùa; một sự hỗn loạn xoay quanh hai sự thật không thể tránh khỏi: khi đói, tôi cần ăn, khi mệt mõi, tôi cần ngủ. Cuộc sống của tôi, giống như cuộc sống của mọi sinh vật sống trên trái hành tinh, đều xoay quanh những sự thật đơn giản này. 

Khi tôi đang làm công việc thứ 9-5, tôi được gặp công ty cung cấp nhiều phiếu lương của tôi - một yêu cầu để trả tiền thuê nhà và mua thực phẩm ở siêu thị. Khi còn ở trang trại, tôi được chủ trang trại yêu quý, người đã cung cấp một tầng ngôi nhà và mỗi ngày ba bữa ăn để đổi lấy sức khỏe lao động. 

Nếu tôi thành lập công ty của riêng mình, tôi sẽ phụ thuộc vào những đối tác khách hàng của tôi, liên tục phải kỳ vọng của họ lên trước tôi. Điều này cũng đúng nếu tôi điều hành trang trại của riêng mình. Vì vậy, khả năng ăn và ngủ của tôi sẽ luôn nằm trong tay người khác. Như vậy cho thấy rằng không thể tìm kiếm thế giới tự do bên ngoài. 

Tất nhiên, tôi không phải là người đầu tiên phát hiện điều này. Trong hành trình tâm linh của bản thân, bản thân Đức Phật khi chưa đắc thành Phật quả cũng đã trải qua cực đoan bởi hai thái cực, khi còn là Đông cung Thái tử thì hưởng dục lạc quá mức, đến khi xuất gia tu khổ hạnh thái quá, hy vọng trên hành trình tu tập sẽ tìm thấy sự tự do. Tuy nhiên, thú vui của chủ nghĩa khoái lạc chỉ thoáng qua và trong việc thực hành khổ hạnh chốn sơn lâm, ép xác đến tiều tụy. Đã có thân tứ đại thì không thể thoát khỏi thực tại của thế giới vật chất, Ngài đã chọn cách tìm tự do từ nội tâm. 

Ngài tùy duyên thuận theo lẽ tự nhiên, đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ. Những sự thật này là không thể chối cãi. Những Ngài đã tìm thấy sự giải thoát bằng cách thay đổi với cuộc sống khởi nguồn bởi từ bi tâm và trí tuệ thay vì tham lam, sân hận. 

Sau tám tháng sống và làm việc trong trại hữu cơ, tôi nhận ra rằng mình phải noi gương Đức Phật. Tôi nhận ra rằng, mình không thể thoát khỏi vòng luân hồi, nhưng tôi có thể chọn cách sống, tìm tự do trong sự ràng buộc. 

Trong những năm qua, tôi đã thêm một tư duy về lòng tri ân vào thực hành thường nhật của bản thân, điều này giúp tôi làm được điều này. Thật đơn giản: Tôi nhìn những vật dụng vật chất trong phòng xung quanh mình và mô tả những cách đơn giản để chúng cải thiện cuộc sống của bản thân, đặc biệt chú trọng vào việc liệu chúng có giúp đáp ứng nhu cầu cơ bản về việc thường nhật như ăn, ngủ của tôi hay không. 

Phật giáo và Tự do Tư tưởng

Ví dụ, tôi có thể nhìn vào chiếc đèn và nói: "Chiếc đèn giúp tôi làm việc ban đêm mà không bị căng mắt. Nó giúp tôi kiếm tiền để mua thức ăn". 

Điều này cũng có tác dụng đối với kinh nghiệm và ý tưởng. Ví dụ, tôi có thể nói: "Đạp xe hàng ngày giúp tôi thư giãn sau một ngày dài làm việc và cải thiện chất lượng giấc ngủ của tôi".

Nếu tôi tìm thấy một đối tượng hoặc trải nghiệm nào trong cuộc sống của bản thân chướng ngại khả năng ăn, ngủ hoặc trải nghiệm bình an của tôi, thì tôi loại bỏ nó. Bằng cách này, trong cuộc sống thường nhật, tôi không ngừng hỷ xả bất cứ điều gì ngăn cản cảm giác tự do của tôi và bày tỏ long tri ân đối với những điều khiến cuộc sống trong thế giới vật chất trở nên thú vị hơn.  

Đây là trọng tâm của việc thực hành Phật giáo. Đây là sự giải thoát: hỷ xả những thứ làm tổn thương chúng ta và chấp nhận rằng, trong cuộc sống chúng ta không thể tách rời mọi thứ. 

Nammu Amida Busu 

Tác giả Sensei Alex Kakuyo là Phóng viên của BDG Bắc Mỹ. Ông là một giáo thụ Phật giáo. Trước khi tiếp cận ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do bình đẳng Phật pháp, ông đã từng là một quân nhân Thủy quân lục chiến, ông đã phục vụ tại Iraq và Afghanistan. 

Ông đã có học vị Cử nhân triết học tại Đại học Wabash, Crawfordsville là một thành phố ở Montgomery County ở phía tây trung tâm Indiana, Hoa Kỳ và công việc để đời của ông là giúp sinh viên thu hẹp khoảng cách giữa hữu hạn và vô hạn. Sử dụng các phương pháp vận động, thiền định và lòng tri ân, ông giúp họ tìm thấy sự bình yên nội tâm trong mọi khoảng khắc. 

 

Nguồn: Buddhistdoor Global

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
PHƯƠNG DANH PHẬT TỬ PHÁT TÂM CÚNG DƯỜNG TRÙNG TU MÁI NGÓI CHÙA PHÁP VÂN
TÂM THƯ KÊU GỌI CHƯƠNG TRÌNH MỖI NGƯỜI MỘT VIÊN NGÓI VÀ THÔNG BÁO PHIÊN HỌP THÀNH LẬP BAN TỔ CHỨC AN CƯ KIẾT HẠ 2025
GIỖ THÁP - TẾT TRUNG THU VÀ TIÊC CHAY GÂY QUỸ
THƯ KHÁNH CHÚC NGÀY HỘI VỀ NGUỒN CỦA VĂN PHÒNG VIỆN TĂNG THỐNG GHPGVNTN
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI LỄ VU LAN PL.2567
THÔNG TƯ v/v tưởng niệm 60 năm Thánh Tử Đạo
QUYẾT NGHỊ Đại Hội Khoáng Đại Nhiệm Kỳ 2023-2027 Của GHPGVNTNHN/Canada
THÔNG BÁO VỀ VIỆC LƯU HÀNH và CUNG THỈNH ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
THÔNG TƯ v/v tưởng niệm 60 năm Thánh Tử Đạo
ĐẠI LỄ KÍNH MỪNG ĐẢN SANH ĐỨC TỪ PHỤ THÍCH CA MÂU NI LẦN THỨ 2647 TẠI CHÙA PHÁP VÂN
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3717555