Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Đại sư Cát Tạng, người Kế thừa và Xiển dương Tam Luận tông (吉藏大師行狀, 549-623)
Tác giả: Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: 佛門觀察網

Sở học của Đại sư Cát Tạng là sự kế thừa sâu rộng Tam Luận tông, và sau đó phát huy huyền chỉ Phật pháp, tông phong Tính Không của Long Thụ và xiển dương tư tưởng Bát Nhã. Đánh giá các trường phái tư tưởng khác nhau đã đã xuất hiện kể từ thời nhà Tấn, Trung Hoa, học hỏi từ những điểm mạnh và loại bỏ những điểm yếu, và tự thành một gia phong tông nghĩa. Do đó, một tôn chỉ giáo pháp, cho thấy Đại sư Cát Tạng thật toàn diện. Theo lịch sử Phật giáo Trung Hoa, Đại sư Cát Tạng là nhà trước tác, phiên dịch gia nổi tiếng sau thời An Thế Cao.

Đại sư Cát Tạng (549-623), vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, sinh vào thời Hậu Lương (Nam triều) người vùng Kim Lăng (nay là Nam Kinh, Trung Quốc), họ An (安), tên Thế (貰), tổ tiên Ngài người An Tức (安息國, một Vương quốc xưa, nằm ở địa phương Ba Tư, nay là Iran, dân tộc Hồ), sau dời đến Kim Lăng, cho nên Ngài được gọi là An Cát Tạng (安吉藏), Hồ Cát Tạng (胡吉藏).

Thuở bình sinh

Đại sư Cát Tạng, hậu duệ Hoàng thất Vương quốc An Tức (安息國, một Vương quốc xưa, nằm ở địa phương Ba Tư, nay là Iran), Tổ tiên của Ngài vì tránh hiềm khích mới tỵ nạn đến giao Quảng (nay là giữa biên giới Trung Quốc và Việt Nam), và sau đó di chuyển đến Kim Lăng  (nay là Tp. Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc), nơi sinh của Đại sư Cát Tạng.

Đại sư Cát Tạng sinh năm 549 (Triều đại Thái Thanh tam niên, Lương Vũ Đế). Phụ thân của Ngài là một Phật tử thuần thành. Năm lên 3, 4 tuổi, Ngài theo phụ thân đến yết kiến Đại sư Chân Đế (真諦大師, 499-569), nhân đó Đại sư Chân Đế đặt pháp danh cho Ngài là Cát Tạng. Sau phụ thân của Ngài xuất gia, có pháp danh Đạo Lượng (道諒). Ngài thường theo phụ thân đến Hưng Hoàng Tự (興皇寺) nghe Đại sư Hưng Hoàng Pháp Lãng (興皇法朗大師, 507-581) giảng thuyết về Tam Luận (三論), và năm lên 7 tuổi, tại Tổ đình Hưng Hoàng Tự, nay thuộc huyện Giang Ninh, tỉnh Giang Tô, Ngài đảnh lễ Đại sư Hưng Hoàng Pháp lãng cầu xin thế phát xuất gia học tu học Phật pháp. 

Thuở ấu thơ, Đại Cát Tạng thông minh tuyệt luân, ký ức siêu phàm. Năm 14 tuổi, Ngài bắt đầu học “Bách Luận” (百論, gồm hai quyển. Do ngài Đề Bà, Thánh Thiên, người Ấn Độ, trứ tác vào khoảng thế kỉ III Tây lịch). Đại sư Hưng Hoàng Pháp Lãng là người truyền thừa giáo học Tam Luận của hệ thống Cưu Ma La Thập (鳩摩羅什), cho nên Ngài thường học tập Trung Luận (中論), Bách Luận (百論) và Thập Nhị Môn Luận (十二門論).

Năm 19 tuổi, lần đầu tiên Ngài đăng lâm bảo tọa tuyên dương Diệu pháp Như Lai, rồi năm 21 tuổi thọ Cụ Túc giới, danh tiếng ngày càng cao, Ngài được Quế Dương Vương Trần Bá Mưu tin tưởng và kính trọng Ngài sâu sắc. 

Vào đầu triều Tùy Văn Đế Dương Kiên (581) niên hiệu Khai Hoàng nhà Tùy, năm đó Ngài 32 tuổi, Đại sư Hưng Hoàng Pháp Lãng viên tịch, lo hậu sự tang lễ xong, Ngài vân du về phía Đông đến Gia Tường Tự (嘉祥寺), thôn Bình Giang, thị trấn Bình Thủy, vùng Cối Kê, thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, lưu lại nơi đây chuyên tâm thuyết giảng và trước tác, người đến học đạo có đến hàng nghìn người.

Bên cạnh đó, Ngài còn trước tác và chú sớ cho các thư tịch Tam Luận, phần nhiều đều được hoàn thành tại ngôi già lam Gia Tường Tự này, cho nên hậu thế tôn xưng Ngài là Gia Tường Đại Sư (嘉祥大師). Ngoài việc hình thành hệ thống Tam Luận Tông, Ngài còn tinh thông cả các kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, v.v.

Đại sư Cát Tạng kiết thất an cư tại Tần Vọng Sơn Gia Tường Tự (秦望山嘉祥寺) và Ngài giảng thuyết kim Kinh ngọc Kệ Phật pháp trong 15 năm. Tháng 8, niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 17 (597), Ngài viết thiếp thỉnh Đại sư Thiên Thai Trí Khải (天台智顗大師) đến tuyên giảng giáo nghĩa Pháp Hoa, nhưng Đại sư Thiên Thai Trí Khải vì tứ đại bất an không đi được và an nhiên thu thần viên tịch ngày 3 tháng 8 năm đó. 

Vào những năm cuối đời Tùy Khai Hoàng đế (tháng 2 năm 581 đến tháng 12 năm 600), Tấn Vương Dương Quảng (tức Tùy Dương Đế), Tổng quản Dương Châu và đã kiến tạo bốn Đạo tràng Phật học tại Dương Châu và thỉnh các vị học giả, danh nhân Phật giáo nhập cư. Ngài phụng sắc chỉ đến trú tại các Đạo tràng Dương Châu Tuệ Nhật Tự (慧日寺), Trường An Thanh Thiền Tự (長安清禪寺), Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺), Hương Đài Tự (香台寺). Đại sư Cát Tạng hoằng dương Phật pháp tại Đạo tràng Tuệ Nhật Tự danh tiếng tuyệt vời với nét riêng biệt và nhận được sự đối xử trọng hậu. Chính bộ Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義) tương truyền do Ngài trước tác được hoàn thành trong khoảng thời gian này.

Vào niên hiệu Khai hoàng thứ 19 (599 sau Tây lịch), Tùy Dương Đế Dương Quảng từ Dương Châu đến Trường An, thỉnh Đại sư Cát Tạng cùng đồng hành, sau khi đến Trường An, Ngài được Tùy Dương Đế sắc mệnh an trí tại ngôi già lam Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺), Ngài miệt mài vào công việc chỉnh lý tác phẩm “Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh” (維摩詰所說經) và trước tác “Tịnh Danh Huyền Luận” (淨名玄論), đây chính là một tác phẩm của thời kỳ (chứng kiến “Tịnh Danh Huyền Luận”).

Sau đó, Đại sư Cát Tạng đã dốc hết sức lực để xiển dương “Tam Luận” (三論), hoàn thành các chú sớ bộ Tam Luận, thu thập đỉnh cao những giáo nghĩa và sự hoàn thành trong việc tái hưng “Tam Luận Tông” (三論宗).

Tùy Dương Đế Dương Quảng (Trị vì 604-618), Dương Quảng con thứ hai của Tùy Văn Đế (Dương Kiên, trị vì 581-604), vua sáng lập ra triều Tùy, đã sớm nghe danh đức của Đại sư Cát Tạng, Đại Nghiệp ngũ niên (609), Ngài được thỉnh vào cung điện, và hơn 60 vị danh sĩ từ Trường An cử hành hội Biện luận, Đại sư Cát Tạng được mời làm Luận chủ. Lúc bấy giờ Đại sư Tăng Xán (僧璨大師), vị Luận sư nổi tiếng đương thời, ứng đáp trôi chảy, nhả ngọc phun châu, cả hai bên trãi qua hơn 40 lần đối đáp như thế, cuối cùng Đại sư Cát Tạng đắc thắng. Lúc này Ngài tuổi hoa giáp 61 xuân.

Sau đó, Đại sư Cát Tạng chuyển đến Nhật Nghiêm Tự (日嚴寺) tọa lạc tại Trường An (nay là Tây An, tỉnh Thiểm Tây) ở kinh đô của nhà Đường xưa, hoằng dương chính pháp Phật đà vùng Trung Nguyên. Ngoài ra, Ngài còn vân du khắp đó đây diễn giảng Phật học, để hoằng dương Tam Luận Tông, cho nên Ngài được xem như là vị Tổ tái hưng của tông phái này. 

Từ năm đầu (605) niên hiệu Đại Nghiệp cho đến cuối đời nhà Tùy (617), Ngài sao chép 2.000 bộ Kinh Pháp Hoa, tạo 25 tôn tượng, chí thành lễ sám. Đường Cao Tổ năm Vũ Đức nguyên niên (618), tại Trường An vua Đường Cao Tổ tuyển chọn ra 10 vị cao tăng đức độ để thống lĩnh tăng chúng, Ngài được tuyển chọn vào trong số đó. Tiếp theo, đáp ứng lời thỉnh cầu của 2 ngôi già lam Thật Tế Tự (實際寺), Định Thủy Tự (定水寺), thành phố Trường An, đời Đường xưa, Ngài quan lâm đến làm trụ trì, nhưng sau dời về Diên Hưng Tự (延興寺)

Tự biết Thời đã đến Luận Sá chi Tử thần  (自知時至 撰不怖論)

Đến tháng 5 Đường Cao Tổ Vũ Đức lục niên (623), tuổi ngoài thất thập cổ lai hy, bệnh duyên cứ đến, y dược không có tác dụng, tự biết thân tứ đại giả huyễn không thể duy trì cõi tạm trần gian, trước khi trút hơi thở, Ngài tắm gội sạch sẽ, tỏa ngát hương Giới, Định, Tuệ, sai thị giả lấy bút nghiên đến, Ngài cầm bút viết “Bất Bố Luận” (死不怖論, Luận Sá chi Tử Thần) rằng: 

 死不怖論

死由生來, 宜畏於生.
吾若不生, 何由有死.
見其初生, 即知終死.
宜應泣生, 不應怖死.

一粒沙裡見世界,
一朵花里見天國;
手掌裡盛住無限,
一剎那便是永劫.

Có sanh nên có tử,
Nên đáng sợ chuyện sanh.
Nếu ta mà không sanh,
Thì làm gì có tử.
Nếu kẻ sơ sanh,
Biết cuối cùng sẽ chết.
Nên khóc sợ chuyện sanh;
Chứ chết gì phải sợ!

Thấy bao thế giới trong hạt bụi;
Nghìn trùng Thiên quốc hiện trong hoa,
Lòng bàn tay chứa vô cùng tận
Chớp mắt nghìn thu, huyễn đó mà!

Thích Nguyên Hiền dịch

viết kệ xong, Ngài tĩnh tọa kiết già và an nhiên thị tịch tại phương trượng thất Chân Tế Tự (真際寺), Trụ thế 75 xuân, Tăng lạp 68 đông. 

Thuở sinh tiền, Đại sư Cát Tạng đã được tôn vinh Quốc sư hai triều đại, và ba vương triều Trần, Tùy, Đường đều kính trọng Ngài. Ngài giảng thuyết Tam Luận (三論) hơn 100 lần, Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa (大乘妙法蓮華經) hơn 300 lần, Đại Phẩm Kinh (大品經), Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (大方廣佛華嚴經), Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết 維摩詰所說經), Đại Trí Độ Luận (大智度論), v.v., mỗi loại khoảng 10 lần. 

Pháp mạch Truyền thừa

Theo Chính pháp Nhãn Tạng, Đại sư Cát Tạng nối pháp mạch từ Đại sư Hưng Hoàng Pháp lãng (興皇法朗大師, 507-581), là đệ tử nhận pháp mạch từ Đại sư Tăng Lãng (僧朗大) ở Liêu Đông. Bởi thời điểm đó Liêu Đông thuộc Vương quốc Cao Ly, Đại sư Tăng Lãng còn có danh hiệu là “Cao Ly Tăng Lãng” và Ngài đã nghiên cứu thậm thâm vi diệu về Kinh Hoa nghiêm và Tam Luận. 

Vào thời Nam triều Tề Kiến Vũ (494-497), Đại sư Tăng lãng vân du hoằng hóa ở Giang Nam, ẩn cư Thê Hà Sơn, Lương Vũ Đế, vị vua hộ trì Phật pháp đã biệt phái 10 người trong đó có Đại sư Tăng Thuyên (僧詮大師) đến đảnh lễ cầu pháp với Đại sư Tăng Lãng về Tam Luận tông, và thời đó Tam Luận tông cũng đã phát triển mạnh mẽ. 

Sau đó, Đại sư Tăng Thuyên (僧詮大師) ẩn cư Thê Hà Sơn, suốt đời không hạ sơn, dốc hết trí lực vào việc nghiên cứu Hoa Nghiêm tông và Tam Luận tông. Đại sư Hưng Hoàng Pháp lãng, người can trường trí tuệ vô ngại biện tài, trí tuệ hùng dũng trước đại chúng tu thiền, Môn đồ xuất chúng nối pháp mạch của Đại sư Hưng Hoàng Pháp lãng, thắp sáng đuốc tuệ Thê Hà Sơn là Đại sư Tăng Thuyên. 

Trong 25 năm sự nghiệp hoằng dương chính pháp của Đại sư Hưng Hoàng Pháp Lãng, đã làm cho học thuyết Tam Luận trở thành một trong những trào lưu chính thống trong giới tư tưởng Phật giáo Trung Hoa thời bấy giờ. 

Đệ tử nối Pháp truyền Tông

Đại sư Cát Tạng đã trải qua hơn 50 năm trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, đã giáo dục đào tạo rất nhiều đệ tử. Căn cứ vào Cao tăng truyện Phật giáo Trung Hoa ghi lại, những vị đệ tử nối Pháp mạch của Ngài có những nhân vật kiệt xuất như Tuệ lãng, Tuệ Viễn, Gia Tường Tự Trí Khải, Định Thủy Tự Trí Khải, Thạc Pháp sư, Trí Mệnh, Tuệ Quán và những vị khác. Trong số đó, Tuệ Quán là vị tăng Vương quốc Cao Ly, người sau này vân du đến Nhật Bản để hoằng truyền học thuyết Tam Luận, và trở thành vị Sơ Tổ Tam Luận Tông của Nhật Bản.

Trước tác dịch thuật

Sự nghiệp trước tác của Ngài cũng rất phong phú, có hơn 40 tác phẩm và còn lưu hành 27 bộ,  như Trung Quán Luận Sớ (中觀論疏), Thập Nhị Môn Luận Sớ (十二門論疏), Bách Luận Sớ (百論疏), Tam Luận Huyền Nghĩa (三論玄義), Đại Thừa Huyền Luận (大乘玄義), Pháp Hoa Huyền Luận (法華玄論), Pháp Hoa Nghĩa Sớ (法華義), Hoa Nghiêm Du Ý (華嚴遊意), Pháp Hoa Du Ý (法華遊意), Đại Phẩm Quảng Sớ (大品廣疏), Nhân Vương Sớ (仁王疏), Duy Ma Nghĩa Sớ (維摩義疏), Niết Bàn Sớ (涅槃疏), Thắng Man Bảo Quật (勝鬘寶窟), Nhị Đế Chương (二諦章) v.v. Ngoài ra, Ngài còn có một số sách chú thích cũng như lược luận của các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Niết Bàn, Thắng Man, Đại Phẩm, Kim Quang Minh, Duy Ma, Nhân Vương, Vô Lượng Thọ, v.v.

Các trước tác của Đại sư Cát Tạng được chú thích dẫn giải rộng rãi, ghi lại nhiều sự kiện lịch sử về sự phát triển của Phật giáo trước Đại sư Cát Tạng, là tài liệu tham khảo quan trọng cho các thế hệ tương lai nghiên tham khảo về lịch sử/văn hiến Phật giáo. 

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: 佛門觀察網

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Khái lược 4 trường Đại học Phật giáo tại Hoa Kỳ (Buddhist Universities in the United States of America)
Hoạt Động Của Tâm Thức và Não Bộ Là Một Hay Khác?
Đọc "Thán Dị Sao" của ngài Thân Loan qua bản dịch của HT. Thích Như Điển
Những bức tranh Hộ pháp Bảo vệ Phật pháp Hàn Quốc (Defending the Dharma: Korean Buddhist Guardian Paintings)
Phương hướng Khoa học trong Thời đại Văn minh (Toward an Enlightened Science)
‘Cuộc Hành Trình’ Dài Của Đức Phật Tới Châu Âu Và Châu Phi
Giới Thiệu Bản Dịch Việt ‘Hiện Tượng Luận Phật Giáo’ Của Thích Nhuận Châu
Kinh Pháp Hoa Được Dịch và Phổ Biến Ở Tây Phương Như Thế Nào?
Cao tăng Tiêu biểu Phật giáo Triều đại nhà Đường Trung Hoa (Biksu Tiongkok dan Dinasti Tang)
Ngài Thế Thân: Cuộc Đời, Tác Phẩm, Duy Thức, và Những Tranh Luận
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3718296