Đế quốc Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tấn công Ukraine dưới danh nghĩa “chiến dịch quân sự đặc biệt”, có lẽ là phức tạp nhất, ví dụ thời gian thực về thông tin ký ức chiến tranh hiện đại. Chính phủ và và công dân hai quốc gia Ukraine và Nga, cũng như các bên nước ngoài tham gia, đã khai thác "Sương mù chiến tranh" (sự không chắc chắn trong nhận thức tình huống của những người tham gia các hoạt động quân sự) để đưa ra một loạt các câu chuyện ủng hộ Ukraine hoặc Nga.
Theo thông tin cho biết, thậm chí rủi ro của cuộc chiến này còn tăng cao hơn so với kịch tính xung quanh việc vào ngày 23 tháng 6 vừa qua, Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner (PMC) tấn công Moscow thất bại. Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, còn có tên gọi là tập đoàn lính đánh thuê Wagner của Nga, một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tình báo, huấn luyện an ninh, hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các nhiệm vụ vận chuyển trong khu vực xung đột. Hoạt động của PMC được công nhận bởi luật pháp quốc tế, trong khi các lính đánh thuê đơn lẻ bị nghiêm cấm. Đây là một trong những phe mạnh nhất của Nga, cho đến khi bị vô hiệu hoá. PMC thực thi các lợi ích quân sự của Nga trên toàn cầu, đồng thời mang tích riêng tư và với chính phủ Nga không chịu trách nhiệm. PMC không có thẩm quyền pháp lý và Yevgeny Prigozhin - ông chủ tập đoàn lính đánh thuê nổi tiếng Wagner của Nga, không giữ chức vụ chính thức nào và không được bổ nhiệm hay bầu chọn. Tuy nhiên, vào cuối tuần vừa qua có vẻ như ít nhất bởi có sự đồng thuận về việc mô tả đặc điểm của bộ phim truyền hình có tính đặc cược cao, một thứ gì đó khác với phim kinh dị quân sự, như một âm mưu đảo chính, binh biến hoặc nổi loạn – giả thuyết “cờ giả” (false flag) mà Đế quốc Nga đã dàn dựng cuộc khủng hoảng này để loại vỏ những kẻ phản bội và trục xuất họ đến Belarus dường như khó xảy ra.
Kể từ đó, cuộc khủng hoảng phần nào đã giảm leo thang (và một lần nữa câu chuyện làm nảy sinh đủ loại mâu thuẫn về việc ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất), đã thu hút các bình luận gia Trung Hoa. Các ví dụ về quân đội bên ngoài một thời trung thành chống lại Hoàng đế và Chính phủ Đế quốc – mặc dù không phải lúc nào họ cũng là lính đánh thuê, và các thành phần văn hoá dân tộc của họ không phải lúc nào cũng rõ ràng – có rất nhiều trong lịch sử Trung Hoa, từ triều đại đầu tiên của triều đại nhà Tần (221–06 TCN), Nhà Hán là triều đại thứ hai của Trung Hoa (202 TCN - 220 CN- thời Đông Hán (năm 25 - 220) huy động các đội quân phi Hán để chống lại “man rợ”, cho đến quân đội phi tập trung cuối cùng của triều đại Thanh (1664-1911), Trung Hoa. Thời kỳ của các lãnh chúa quân phiệt Trung Hoa (1916-1928), Trung Quốc lùi lại hàng thập kỷ, là thời kỳ của những quân nhân chuyên nghiệp đã trở thành hiện thân của tên gọi của thời đại này. Bản thân Yevgeny Prigozhin - ông chủ tập đoàn lính đánh thuê nổi tiếng Wagner của Nga đã được so sánh trong diễn ngôn hiện đại với một lãnh chúa quân phiệt.
Thomas Cole, Sự hủy diệt (1836), mô tả cảnh cướp phá thành Rome. Ảnh: historytoday.com
Cảnh báo trước những dấu hiệu cho thấy sự mất đoàn kết và chia rẽ giữa các lãnh chúa quân phiệt. Chúng thường biểu hiện trong thời kỳ bạo lực biên giới. Ví dụ lịch sử nổi tiếng nhất là người Goth (một bộ tộc Đông German) mà Chính thể Đế chế La Mã phương Tây đã tuyển mộ quân lính để tiến hành các cuộc chiến tranh biên giới trong những ngày cuối cùng của nó. Người Goth là một quần thể văn hoá phong phú gồm nhiều dân tộc khác nhau, được hợp nhất thành hai nhóm, người Visigoth và người Ostrogoth. Trong số những người Visigoth, có Alaric I, vị vua của người Visigoth từ năm 395 đến 410, nổi tiếng vì cuộc công chiếm thành Roma năm 410, đánh dấu sự suy tàn của đế quốc Tây La Mã. Người của Hoàng đế La Mã đã tức giận trước chiến thuật hy sinh và bị Alaric I, vị vua của người Visigoth coi thường, từ đây mầm móng của sự ngờ vực, oán giận đang dâng trào, cuối cùng vào ngày 24 tháng 8 năm 410 Tây lịch lên đến đỉnh điểm trong cuộc đánh phá thành Rome quan trọng. Theo kiểu lính đánh thuê thực sự, chủ cũ và chủ quyền của ông ấy đã phải trả tiền để anh ấy ra đi.
Cú sốc trong tháng này về việc Tập đoàn nổi tiếng Wagner của Nga nhanh chóng tiến quân tới Moscow – và sau đó sự hỗn loạn tiềm ẩn có thể xảy ra- khiến người ta nhớ lại điều mà nhà chiến lược quân sự Trung Hoa cổ đại, Tôn Tử (545 TCN - 470 TCN), đã viết “Chiến thuật - Binh pháp”. Giống như tất cả các bậc thầy về chiến tranh hiểu được cái giá của nó phải trả không thế khắc phục được, Tôn Tử gợi ý rằng không nên tham gia vào chiến tranh trừ khi sự sống còn của Nhà nước đang bị đe doạ và không thể được thúc đẩy bởi những ý tưởng bất chợt bởi cảm xúc của con người:
“Theo thời gian sự tức giận có thể chuyển thành sự vui mừng; sự phật ý có thể được thành công bởi nội dung. Nhưng một Vương quốc đã từng bị huỷ diệt không bao giờ có thể tái sinh; người chết không bao giờ sống lại được. Cho nên bậc Minh quân là cẩn thận, vị Tướng tài giỏi đầy thận trọng. Đây là cách để giữ cho một quốc gia hoà bình và một đội quân còn nguyên vẹn.”
Art of War, Attack by Fire (20–22)
Điều này có vẻ rất có thể xảy ra trong tương lai là Đế quốc Nga sẽ thận trọng hơn nhiều trong việc triển khai một đội quân đánh thuê hùng mạng như Tập đoàn quân sự tư nhân Wagner. Sẽ có những hạn chế đáng kể đối với hoạt động của nó ở tất cả các khu vực, từ Syria đến Châu Phi. Nhưng chúng ta đang ở trong lãnh thổ hoàn toàn chưa được khám phá về hướng rộng lớn hơn của cuộc xung đột. Một cuộc đối thoại giữa các cường quốc về một cuộc chiến “kiềm chế hơn”, bớt “hỗn loạn” hơn – nghe có vẻ vô lý – có vẻ cần thiết. Phương Tây và các quốc gia liên kết với NATO vẫn tập trung vào việc làm Đế quốc Nga suy yếu vĩnh viễn và khôi phục đầy đủ biên giới của Ukraine, trong khi nhiều người ở Nam bán cầu và BRICS, một khối các nền kinh tế mới nổi lớn - bao gồm Brasil (Brazil), Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa) – vẫn hoài nghi về một giải pháp do phương Tây lãnh đạo để kết thúc chiến tranh.
Điều cực kỳ cần thiết cho một lệnh ngưng bắn và kết quả của hoà bình – bao gồm cả việc duy trì chủ quyền của Ukraine – là lập tức chấm dứt ngay đổ máu và giao tranh. Trong khi Đức Phật không quan tâm đến việc vạch ra một lý thuyết về chiến tranh hay địa chính trị, thì văn bản đầu tiên của Kinh Pháp Cú chứa đựng một gợi ý thú vị không chỉ về thực tế, mà còn về lý tưởng của thế giới của chúng ta – rạn nứt ở mức độ cao khó giải quyết và còn phải bàn – điều này mời gọi sự chú giải thêm:
“Người chiến thắng sẽ gieo mầm thù hận, bởi khiến kẻ thua trận đau khổ. Hãy từ bỏ chiến thắng và thất bại, hãy tìm lấy niềm an lạc.“
Kinh Pháp Cú, câu 201
Liệu một “nền hoà bình ổn định”, một nền hoà bình không phải là chiến thắng cũngkhông phải là thất bại cho cả hai bên, có phải là con đường tốt nhất và thực tế nhất để tiến tới? Đã có tiền lệ lịch sử: không cần tìm đâu xa, chỉ nhìn lịch sử của Bán đảo Triều Tiên sẽ thấy rõ. Việc giảm thiểu hỗn loạn và khả năng quốc gia suy sụp sẽ phải được thương lượng trong các điều kiện hoà bình (hiện tại) giữa Ukraine và Nga. Năm ngoái, Trung Quốc đã có một bước đi đúng đắn khi cảnh báo tất cả các cường quốc chống lại việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí hạt nhân nào để giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc xung đột nào. Tình huống hóc búa và chắc chắn là khó chịu của một Hiệp định đình chiến được đàm phán có lẽ sẽ phải được xây dựng trên các nguyên tắc, như Kinh Pháp Cú đã chỉ ra, loại bỏ quan niệm về một “kẻ bại trận” sẽ chỉ hứng lấy khổ đau. Làm thế nào để điều này có thể chuyển thành chính trị thực dụng và trong năm tới một dàn xếp cân bằng về mặt địa chính trị sẽ là thách thức toàn cầu lớn hoặc hơn thế nữa.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhadoor Global