Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Đọc Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt về Đỗ Nghê: Khi Đỗ Hồng Ngọc gặp Cao Huy Thuần
Tác giả: Nguyên GIác

 

Đây là một tuyển tập đặc biệt của Tạp chí Ngôn Ngữ, chủ đề về Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, ấn hành tháng 5 năm 2024. Nhan đề sách còn là “Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc: Bằng Hữu & Văn Chương.” Sách dày 716 trang, bao gồm tiểu sử, thơ và văn xuôi của vị bác sĩ nổi tiếng, khi làm thơ ký tên là Đỗ Nghê và khi viết văn xuôi ký tên thật là Đỗ Hồng Ngọc. Và phần cuối là tác phẩm của hơn 60 nhà văn, nhà phê bình, họa sĩ và nhạc sĩ viết về, vẽ chân dung, phổ thơ Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc. Tất cả các thơ, văn, bài viết trong tuyển tập đều xuất sắc.

Hiển nhiên, có thể hiểu rằng tuyển tập là một món quà văn nghệ lưu niệm được nhóm chủ trương -- Luân Hoán, Song Thao, Nguyễn Vy Khanh, Hồ Đình Nghiêm và Lê Hân -- ấn hành để trao tặng cho Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, một nhà thơ hy hữu trong dòng văn học Việt Nam, được nhiều nhạc sĩ phổ thơ và đưa các ca khúc này lên YouTube. Các bài thơ ghi lại trong Tạp Chí Ngôn Ngữ Số Đặc Biệt nằm trong Phần II là trọn tập thơ “Thơ Ngắn Đỗ Nghê.”

Phần III trong tuyển tập là văn xuôi Đỗ Hồng Ngọc, được Chủ biên Luân Hoán nhận xét: “Những bài viết này thường ngắn nhưng cũng xuất sắc như thơ, bởi qua đó những nhận xét tinh tế về cuộc sống, tình người, được ông phơi bày một cách đơn giản, nhưng sâu sắc như những bức ảnh chụp đủ chân tình, giàu dí dỏm. Mỗi tạp ghi là một cảnh sống linh động, chúng ta có cảm tưởng ông thật dồi dào vốn sống đời thường. Ông là một bác sĩ cao tay nghề, một người học Phật uyên thâm lại rất thích truyền đạt hiểu biết của mình theo một cách riêng. Tính ít nói cười nhưng sự nghiêm túc, được tâm hồn phóng khoáng giúp ông chơi thêm một trò vẽ vời nữa, cũng thi vị đậm đà không kém những bộ môn kể trên.” (trang 9)

Trong tuyển tập, tôi chú ý đặc biệt tới bài Đỗ Hồng Ngọc nơi các trang 265-270 có nhan đề “Đọc ‘Im Lặng, Như Lời Chia Tay’ của Cao Huy Thuần.” Hy hữu lắm, trong mắt tôi, họ Đỗ và họ Cao là hai đại cư sĩ đương thời của Phật Giáo Việt Nam. Hy hữu lắm, khi hai ngọn núi khổng lồ của nền văn học Phật Giáo bỗng nhiên ngồi chung một bàn, mời nhau ly cà phê và nói chuyện đạo với đời.  

Từng dòng nơi bài viết, tôi đọc và có lúc thấy hiện ra trên mặt giấy hình ảnh hai vị lão niên cư sĩ đang ngồi trong nhà nói chuyện với nhau, và tôi, người đang đọc, y hệt như một kẻ hậu sinh còn đứng ngập ngừng nơi cửa, nhìn vào và lắng nghe. Đỗ Hồng Ngọc và Cao Huy Thuần đều ở tuổi U-90 (nói theo kiểu văn học đương thời tại Việt Nam, tức là dưới 90 tuổi và hơn 80 từ lâu). Cả hai đại cư sĩ ngồi bên nhau trong bài viết, y hệt như 2 cuốn tự điển Phật học xuất hiện bên nhau trên kệ sách, nơi đó, tôi đang nhìn vào và lắng nghe. Nơi đây, Đỗ Hồng Ngọc viết gì về Cao Huy Thuần?

Đỗ Hồng Ngọc viết, nơi trang 265: “Anh Cao Huy Thuần gởi tôi tập Im Lặng, như lời chia tay… dặn để đọc mấy ngày Tết. Tôi nghĩ: chắc là Im Lặng thở dài… đây rồi! “Tôi đang lắng nghe tôi đang lắng nghe im lặng đời mình” (Trịnh Công Sơn)? Nhưng không. Cao Huy Thuần không thở dài! Anh nói về “thiêng liêng” về “chia tay mà không biệt ly của cánh hoa rơi”…” (ngưng trích)

Im lặng, như lời chia tay. Lời chia tay của cánh hoa rơi. Đó là những chữ của Cao Huy Thuần được Đỗ Hồng Ngọc ghi lại. Đó là văn xuôi, và cũng là thơ. Một hình ảnh rất đẹp. Trong khi 2 đại lão cư sĩ hiện ra trên giấy như hai vị cõi Thiên có đại uy lực, với tâm được chế ngự, lặng lẽ nhìn chữ viết trong những ngày cuối đời mình như lời chia tay của cánh hoa rơi, tôi nhớ tới một hình ảnh được nói tới trong Kinh Trường Bộ DN 16, khi trái đất này chấn động sáu cách:

Lại nữa này Ānanda, có vị Sa-môn hay Bà-la-môn có thần thông, tâm được chế ngự, hay hàng chư Thiên có đại thần thông, có đại uy lực; những vị này quán địa tánh có hạn, quán thủy tánh vô lượng, vị ấy có thể khiến quả đất này rung động, chuyển động mạnh. Ðó là nhân thứ hai, duyên thứ hai khiến đại địa chấn động.” (Kinh DN 16, bản dịch của Thầy Minh Châu)

Trong khi Cao Huy Thuần nhìn sự chuyển hóa vô thường như chiêm ngắm một cánh hoa rơi, Đỗ Hồng Ngọc đã nói rõ hơn (than ôi, có những người, kiểu như tôi, cần được tác giả nói rõ hơn) rằng đó là Tử ma, là sự chết:

Phật dạy có bốn thứ Ma thân thiết với ta. Phiền não ma, Ngũ ấm ma, Thiên ma, Tử ma. Tử ma chính là “thị giả” của ta, gần gũi ta và giúp đỡ ta, gắn với ta từ trong trứng nước. Tưởng là kẻ xấu mà không, hắn rất tử tế, luôn nhắc ta từng chút, nhờ vậy mà ta tránh biết bao tai ương, khổ nạn.

Nhìn lại, có hay không có tái sinh? Có hay không có “kiếp” sau? Có lần khi trò chuyện với Ni sư Trí Hải tôi hỏi một kiếp dài khoảng chừng 10 phút không cô? Cô cười, không trả lời. Có lẽ cô muốn nói… một kiếp dài cỡ một sát-na!” (trang 266)

Có phải một kiếp dài khoảng 10 phút, hay chỉ một sát na, hay là hơn 90 năm? Khi một cánh hoa rơi xuống, có phải những cánh bướm vẫn vỗ bay nơi góc rừng. Tử ma hiện diện khắp cõi này, kể cả trên chiếc lá khô. Nơi đây, hiển nhiên là Đỗ Hồng Ngọc rất mực tâm đắc với dòng văn Cao Huy Thuần khi nói về lá khô, lá rụng, rồi tái sinh thành lá búp, lá non. Trích:

Im lặng bông hoa nở. Im lặng bông hoa tàn. Hoa rụng, nhưng mỗi cánh hoa rơi, bao nhiêu chân bướm vẫn còn lưu dấu… Đâu là cách chia tay mà không biệt ly? (Im Lặng). Rồi Cao Huy Thuần dẫn bài thơ Feuille morte (lá chết) của Hermann Hess, tác giả Siddhartha (Câu chuyện dòng sông, Phùng Khánh, Phùng Thăng dịch, Saigon 1966). Anh “phát hiện” một điều thú vị: ngôn ngữ Việt không ai nói “lá chết” mà nói “lá khô”, “lá rụng”. Quét lá rụng, quét lá khô, không ai nói quét lá chết như ngôn ngữ Pháp, Đức. Bởi vì, lá không bao giờ chết. Nó khô, nó rụng, rồi nó tái sinh thành lá búp lá non (Im Lặng).” (trang 268)

Có một hình ảnh khác nữa. Đỗ Hồng Ngọc nhắc về hình ảnh trong văn Cao Huy Thuần: hai con sên dự đám tang chiếc lá chết mà lòng tràn đầy hân hoan, hạnh phúc. Nhà thơ họ Đỗ ghi lại, trích:

Ôi, làm sao hai chú sên đi dự đám tang chiếc lá chết buồn xo giữa mùa thu… mà nay lòng lại tràn đầy hân hoan, hạnh phúc? Ấy bởi vì chúng là sên. Chúng “bò như sên”! Bò hết cả mùa đông, chưa kịp đến nơi mà xuân đã về rồi! “Bao nhiêu lá chết xong/ Tất cả đều lại sống…”

Tiễn mùa thu thì gặp mùa xuân. Tiễn cái chết thì gặp cái sống. Tiễn ảm đạm thì gặp tưng bừng. Hai con sên chia tay mà chẳng biết biệt ly là gì! (Im Lặng)

Cao Huy Thuần nói nhỏ: “chẳng có cả khái niệm”. Phải, chúng chẳng có cả khái niệm. Dĩ nhiên, Cao Huy Thuần đang nói về Kim Cang đó! Khi ta mà biết sống “ly niệm”, khi ta không còn bám chấp vào khái niệm… thì “trí bất đắc hữu vô”, thong dong, tự tại.” (trang 269)

Chúng ta sẽ thấy trong từng trang giấy những phong cách dị biệt giữa hai nhà văn Cao Huy Thuần và Đỗ Hồng Ngọc. Trong khi họ Cao nói về Tử ma với hình ảnh cánh hoa rơi, lá khô, lá rụng… thì ngòi bút họ Đỗ lại chỉ vào hình ảnh thõng tay vào chợ, hiện tướng đùa vui giữa chốn Ta bà. Trích:

Anh Cao Huy Thuần thân mến, nếu thỉnh thoảng ta mà vào được Tam muội Phổ Hiền, thì ta cũng có thể nhận ra cái “thiêng liêng” đó anh à, cái thiêng liêng từ “vô tướng” – trong Như Lai tạng – bỗng “hiện tướng”… đùa vui giữa chốn Ta-bà đó thôi.” (trang 270)

Nhìn chung, Tuyển tập này có rất nhiều bài để đọc. Và mỗi bài đều có sức lôi cuốn khác nhau. Danh sách các tác giả viết trong tuyển tập về Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc này là: “Ban Mai, Du Tử Lê, Duyên, Đinh Cường, Đinh Trường Chinh, Đỗ Nghê Đỗ Hồng Ngọc, Đỗ Thị Thanh Nga, Đỗ Trung Quân, Đỗ Trường, Elena Pucillo Truong, Hồ Đình Nghiêm, Hoàng Quốc Bảo, Huỳnh Như Phương, Huỳnh Ngọc Chiến, Khuất Đẩu, Khúc Dương, Lam Điền, Lê Chiều Giang, Lê Ký Thương, Lê Minh Quốc, Lê Ngọc Trác, Lê Uyển Văn, Luân Hoán, Lữ Kiều Thân Trọng Minh, Lương Thư Trung, Minh Lê, Ngân Hà, Ngô Nguyên Nghiễm, Nguyên Cẩn, Nguyên Giác Phan Tấn Hải, Nguyễn An Bình, Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Hậu, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quang Chơn, Nguyễn Thánh Ngã, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Ngọc Hải, Nguyễn Thị Phương Trinh, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Nguyễn Thiên Nga, Nguyễn Xuân Thiệp, Phạm Bảo Kim, Phạm Chu Sa, Phạm Hiền Mây, Phan Chính, Phat's Blog, Tâm Nhiên, Thu Thủy, Thy Ngọc, Tô Thẩm Huy, Trần Hoài Thư, Trần Thị Nguyệt Mai, Trần Vấn Lệ, Trang Châu, Trịnh Công Sơn, Trịnh Y Thư, Trương Đình Uyên, Trương Trọng Hoàng, Vĩnh Điện, Võ Tá Hân, Ý Nhi.”

Độc giả muốn có tuyển tập này, xin liên lạc về Toà Soạn & Trị Sự:

Lê Hân: (408) 722-5626 hay email: han.le3359@gmail.com

 

B 1_NGON NGU - DO HONG NGOC BB

Bìa sách

B 2 NGON NGU_ Do Hong Ngoc_Cao Huy Thuan_Mien Duc Thang

Từ trái: Đỗ Hồng Ngọc, Cao Huy Thuần, Miên Đức Thắng.

 

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
NHỚ CÀI QUAI NÓN (1)
Đức Phật Nói Gì Về Chính Trị và Pháp Trị Quốc?
Nghĩ về thịnh pháp và mạt pháp
Khi Nói Về Một Phật Giáo Thế Gian
Nguyện giải thoát ngay hiện tiền
Tuệ Trung Thượng Sĩ: Phản Quan Tự Kỷ
Đọc sách Biển Tuệ Thương Ca
Hãy Thiền Như Một Kẻ Khờ
BƯỚC ĐI CỦA BẬC ĐẠI SĨ
Arnaud: Từ tượng Phật tới điêu khắc cho đời
<November 2024>
SuMoTuWeThFrSa
272829303112
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
1234567
Cáo Phó
CÁO BẠCH TANG LỄ CỐ ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Tưởng Niệm
THÔNG TƯ Tưởng Niệm Đại Lão Hòa Thượng THÍCH THẮNG HOAN
Xem tiếp...
Phân Ưu
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU CÙNG TANG MÔN HIẾU QUYẾN HƯƠNG LINH PHẬT TỬ VÕ THỊ TÚY PD. NGUYÊN HỒNG
Xem tiếp...
   Từ Bi Ca    
   Nhớ Chùa Xưa    
   Tiếng Kinh Chùa Tôi    
   Bát Sử Sudatta    
   Lời Nguyện Sidatta    
   Sidatta Thành Phật    
   Hoa Đàm Thành Đạo    
   Tiếng Đàn Đế Thích    
   Tâm Sự Ma Đầu    
   Chư Thiên Thính Pháp    
   Thiên Nữ Thiện Cảm Đức    
   Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng    
   Nhớ Ơn Phật    
   Dòng Sông Trăng    
   Từ Đàm Quê Hương Tôi    
   Dòng Suối Ngọt    
   Thành Đạo    
   Gió Mới    
   Nhớ Mái Chùa Xưa    
   Tình Mẹ    
   Mục Kiền Liên    
   Mẹ Hiền Quan Thế Âm    
   Thấy Dấu Chân Tâm    
   Thầy Ơi    
   Màn Đêm Nhung Tím    
   Đạo Ca Nhập Diệt    
   Hôm Nay Phật Đản Sanh    
   Bên Dòng Anoma    
   Tiếng Hát Nhân Gian Tịnh Độ    
   Cánh Hoa Vô Thường    
TRUNG TÂM VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM - PHÁP VÂN
Phapvan Vietnamese Buddhist cultural Centre of Ontario
420 Traders Blvd, East Mississauga, Ontario L4Z1W7 CANADA
Bạn là người online số:
3717600